Tổng hợp cách nhận biết các loại da bò thuộc cực chuẩn
Tiêu đề nội dung
Da bò thuộc từ trước đến nay vẫn luôn được coi là loại vật liệu chế tạo các loại túi ví, dây lưng cao cấp và sang trọng nhất. Da thật có đặc tính mềm, dẻo dai và đặc biệt rất bền. Vậy chúng được phân loại ra sao? Mỗi loại có các chỉ tiêu, tính chất khác biệt như thế nào? Sau đây Ngọc Quang sẽ bật mí các cách nhận biết các loại da bò thuộc để bạn có thể có sự lựa chọn đúng đắn nhé!
Cách nhận biết các loại da bò thuộc đơn giản nhất
Bật mí các cách nhận biết các loại da bò thuộc để bạn có thể có sự lựa chọn đúng đắn:
1. Da Full-grain (Hay vẫn gọi là da thuộc nguyên miếng)
Là loại da chưa được mài, dập vân hoặc đánh bóng để loại bỏ những phần không hoàn hảo (như vết sẹo, vết muỗi đốt, trầy xướt do va quẹt) trên bề mặt da của con bò. Da được giữ bề mặt nguyên thủy và được thuộc thẩm thấu xuyên tâm đến tận bề mặt bên kia của tấm da, đây là chỗ để nhận biết da full grain (màu sắc 2 mặt da giống nhau). Một cách để nhận biết da full grain nữa là do bề mặt không bị phủ sơn hay phết bất kỳ lớp keo đánh bóng nào lên nên bạn sẽ nhìn thấy được lỗ chân lông, các vệt sẹo, nhăn hoặc xước trên da, điều này giúp da có thể thở được và luôn thông thoáng.
Ưu điểm của da full grain
Da nhanh chóng khô và khó bị mốc trong các môi trường ẩm, hay đi mưa. Đây là lợi thế giúp full grain trở thành loại da có độ bền cao nhất. Full grain còn một điểm tuyệt vời nữa là theo quá trình sử dụng thường xuyên, nhờ tiếp xúc ma sát và hơi tay da sẽ tiết ra một lớp patina giúp bảo vệ da, làm cho da khó nhạy cảm với trầy xướt và giúp da đổi màu, bóng đẹp hơn ban đầu rất nhiều.
Da full grain thành phẩm thường còn được gọi là da aniline. Các loại da aniline thông dụng tại Việt Nam có thể kể đến là da sáp, nappa và veg-tanned, pull-up.
Nhược điểm của da full grain
Vậy đâu là điểm yếu của loại da này? Với người gia công, họ phải phải lựa những mặt da đẹp, không bị sẹo, lỗi để sản xuất. Với khách hàng, đại đa số người dùng Việt Nam hiện vẫn còn quen dùng giả da, da PU. Những loại da được làm từ chất liệu công nghiệp này có độ đồng đều tuyệt đối, và bóng mượt, nên nhiều khách hàng đặc biệt là khách hàng nữ khi dùng đồ da sẽ không quen với các vết nhăn, trầy xướt và họ cũng không biết rằng nếu dùng sau một thời gian, những vết trầy xước sẽ dần phai đi, da sẽ còn tiếp tục bóng và đẹp hơn nữa nhờ lớp patina được tiết ra. Các loại da khác đều không có điểm đột phá này.
2. Da điều chỉnh (corrected-grain)
Corrected grain hay còn lại là da semi aniline là bất kì loại da nào có sử dụng hạt nhân tạo phủ lên bề mặt da. Miếng da được sử dụng để làm ra loại da này không đủ tiêu chuẩn để tạo ra da aniline. Đối với loại da này thì những vết không hoàn hảo đã được chỉnh sửa hoặc chà bóng, thêm vào đó là những hạt nhân tạo để tạo ấn tượng và được bọc ngoài bằng màu nhuộm. Hầu hết da corrected grain được sử dụng để làm da nhuộm màu và màu sắc sẽ giúp che giấu những khuyết điểm và những dấu chỉnh sửa. Các loại da thông dụng thường dùng tại Việt Nam: saffiano, mill hạt.
3. Da Top-grain (Hay vẫn gọi là da thuộc nguyên miếng)
Để làm đẹp hơn bề mặt, cũng như mài mỏng theo yêu cầu mong muốn của một số sản phẩm da, người ta cho ra đời dòng da Top-grain (da điều chỉnh) bằng một số phương pháp xử lý để phục vụ một sô sản phẩm đặc biệt yêu cầu chất lượng trung bình. Da nguyên liệu được để giữ nguyên trạng thái tự nhiên, không điều chỉnh hạt da.Trong khi đó da Top-grain điều chỉnh được tác động bề mặt để giảm các vết xước, làm nổi để phát triển các hiệu ứng.
Ưu điểm của da top grain
Hầu hết các khách hàng ưa chuộng da điều chỉnh vì dễ lau chùi khi có đổ nước. Loại da này có lớp bảo vệ bề mặt và chống trầy xướctrong khi da nguyên trạng không có. Da nguyên miếng đặc tính rất bền, không bị nổ da trong quá trình sử dụng, và càng dùng da sẽ càng mềm mại hơn. Khi sử dụng quý khách nên lưu ý tránh để bề mặt da bị ma sát nhiều, đặc biệt ở các góc túi, ví để đảm bảo độ bền đẹp của sản phẩm.
Có thể hiểu đơn giản da nguyên thủy là một tấm da rất dày (cỡ 1cm), xưởng thuộc dùng kĩ thuật tách đôi lớp da đó ra và phần trên đó là da full grain, phần dưới là da split (loại mà mình sẽ nói bên dưới). Phần trên nếu mang đi chà cát, đánh bóng và phủ bề mặt một lớp hóa chất thì sẽ cho ra da top grain.
Nhược điểm của da top grain
Lớp phủ này làm da không thở được và cũng không sản sinh ra patina, điều đó làm cho da dễ bị xuống cấp nếu đặt trong môi trường ẩm mốc và da cũng không có khả năng chuyển màu. Loại da này thường rẻ hơn và chống bán bụi tốt hơn da full grain, ngoài ra lợi thế của nó là bóng đẹp, bắt mắt ngay từ đầu và vẫn giữ được độ nhăn, những vệt vân tự nhiên của da. Top grain thường được dùng để làm phụ kiện thời trang hoặc bọc da cho đồ nội thất.
Từ dòng da Top-grain, tùy theo từng loại và yêu cầu cụ thể mà người sản xuất cho ra nhiều dòng sản phẩm ứng dụng khác nhau như: Nubuck leather, Embossed leather, Patent leather, Corrected grain leather.
4. Da tách lớp và phủ Split leather (Da hai lớp)
Cuối cùng là dòng da tách lớp (có chất lượng thấp nhất), là lớp dưới của bộ da sau khi đã lấy đi phần da trên cùng. Nó có thể được xử lý thành da lộn hoặc da tách lớp & phủ bề mặt. Da tách lớp và phủ bề mặt (coatedsplit) thường cứng và kém bền hơn da top-grain. Do lớp da thật bên trong và lớp phủ nhân tạo bên ngoài có độ dãn nở khác nhau, nên trong điều kiện thời tiếtnóng ẩm như ở VN, da vẫn có thể bị bong tróc, gãy nếp sau một thời gian sử dụng nhất định.
Ưu điểm của da tách lớp và phủ Split leather
Độ bền của da tách lớp phụ thuộc nhiều vào chất lượng của lớp phủ nhân tạo trên bề mặt da, điều này bằng mắt thường rất khó đánh giá. Tuy nhiên ưu điểm của da tách lớp và phủ bề mặt, là có thể tạo nên những tấm da có độ cứng nhất định, phù hợp để chế tác các loại túi, ví có form cứng, hộp rất thời trang– Điều mà da nguyên miếng rất khó làm được (vì da nguyên miếng càng dùng sẽ càng mềm, và nếu để lớp da miếng thật dày để có độ cứng cần thiết thì túi/ví lại quá nặng, không tiện sử dụng).
Da tách lớp và phủ bề mặt vẫn có thể chế tác để có vân da gần giống như da thật nguyên miếng, tuy nhiên khi nhìn mặt cắt của da có thể thấy lớp da không đồng nhất (tách làm hai lớp), chất da cứng hơn, bề mặt da không có các lỗ chân lông như da miếng, hoặc nếu có thì là do chế tác tạo nên, vì thế mặt da rất đồng đều không tự nhiên, khi bấm vào bề mặt da thì độ đàn hồi của da kém hơn.
Da là sản phẩm tự nhiên không phải là vật liệu nhựa hay vinyl, bên cạnh phân biệt các loại da thuộc, ngoài những khác biệt về màu sắc ngay trên cùng một tấm da cũng có thể có sự khác biệt về cảm giác giữa các vị trí. Sự khác biệt này không phải là lỗi sản xuất.
Nhược điểm của da tách lớp và phủ Split leather
Cho dù da là một sản phẩm rất bền chắc, nó vẫn cần có sự chăm sóc. Nếu đặt lâu dưới ánh sáng mặt trời nó có thể bị phai màu cũng giống như các loại vải tốt. Tránh đặt da gần nguồn nhiệt nóng vì điều đó sẽ làm khô da gây nên nứt gãy. Tránh để các vật nhọn trên da. Hạn chế sử dụng hóa chất đánh bóng hay xà bông.
Từ lâu, da thuộc là một trong trong những vật liệu cao cấp được dùng để sản xuất túi, ví, giày, dép, quần áo. Da thuộc vốn là da thật, có đặc tính mềm, dẻo dai, bền bỉ theo thời gian. Da thuộc có tuổi thọ rất cao, cao hơn nhiều so với vật liệu giả da khác. Ngoài ra, da thuộc có thể “thở” được, vì vậy, khi sờ nó vào mùa đông, bạn sẽ thấy ấm áo, còn khi sờ nó vào mùa hè, bạn sẽ thấy mát mẻ.
Cách vệ sinh các loại da bò thuộc chuẩn không cần chỉnh
1. Vệ sinh các loại da bò thuộc bằng cồn
Khi chiếc túi bị bẩn bạn hãy dùng một miếng cotton nhúng vào dung dịch cồn loãng và lau nhẹ lên bề mặt da, đến khi vết bẩn biến mất.
2. Bằng nước ấm
Để có được một chiếc túi xách da sáng bóng lâu hơn, bạn nên dành thời gian thi thoảng lau bề mặt da bằng nước ấm pha chút xà phòng có nồng độ kiềm nhẹ. Sau đó dùng vải mềm thấm vào dung dịch lau nhẹ lên bề mặt sản phẩm.
3. Bằng backing soda
Một biện pháp cực tốt để chiếc túi thơm tho thì bạn hãy dùng ngay bột backing soda. Cho một ít vào túi để khoảng 24h để cảm nhận hiệu quả.
4. Làm sạch ngay lập tức khi túi da bị bẩn
Sẽ nhiều người cho rằng khi túi da mắc bẩn không nhất thiết phải lau ngay mà khi nào lau cũng được. Nhưng đó là sai lầm, chỉ cần bạn để thời gian vết bẩn khô lại bám chặt vào da hơn thì càng khó lau chùi hơn.
5. Làm sạch các loại da bò thuộc bị mốc
Khi món đồ của bạn được làm bằng da bị mốc, nếu phát hiện sớm thì cách tốt nhất hãy lấy một miếng giẻ sạch, mềm, sau đó thấm dầu thông và lau nhẹ trên bề mặt da cho sạch.
Còn nếu như bạn đã để mốc xâm hại vào sâu trong da mà sử dụng phương phát thông thường không được thì bạn cần phải dùng giấy nhám vò nhuyễn để đánh lên các vết mốc cứng đầu. Đánh xong bề mặt da không đều màu bạn phải tô lại cùng màu da. Cuối cùng là đánh lại xi đánh giày cho bóng.
Từ khóa:
- da bò loại nào tốt
- các loại da cao cấp
- da bò vân
- da bò lớp 1 là gì
- các loại da làm ví tốt nhất
Nội dung liên quan:;
- 7 cách nhận biết da thật da giả cực hay tại nhà
- Cách làm mới ví da và làm mềm da bị mất độ bóng
- Cách làm mềm da bò tự nhiên và hiệu quả nhất
- Ví da nam kẹp tiền có gì đặc biệt? Cách vệ sinh ví da nam kẹp tiền