Vải Polyurethane là gì? Có những ứng dụng gì cho ngành may mặc?
Tiêu đề nội dung
Polyurethane hay còn gọi là PU là vật liệu phổ biến xuất hiện nhiều trong đời sống hằng ngày, đặc biệt là ngành thời trang. Vậy vải polyurethane là gì? Hôm nay Ngọc Quang sẽ giúp bạn hiểu biết rõ hơn về loại vật liệu đặc biệt này
Vải polyurethane là gì?
Vải Polyurethane là gì? Polyurethane là một chất liệu được tạo thành từ những hạt polymer linh hoạt nhất, chất liệu này ban đầu được tạo ra để thay thế cao su trong Thế chiến II. Chất liệu này thường được viết tắt là P
Nhờ nhiều phát triển mà ngày nay chúng ta có thể sử dụng PU theo nhiều cách khác nhau, như trong các vật dụng như gối cao su non, trong ngành xây dựng, điện tử, lĩnh vực y tế và nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Vải polyurethane là gì? Đây là loại vải tổng hợp được tạo thành từ: (1) một hoặc nhiều lớp nhựa polymer được nối với nhau bằng liên kết urethane và (2) lớp lót bằng vải dệt hoặc không dệt như polyester, cotton, nylon hoặc da thật.
Nhựa công nghiệp vải polyurethane được áp dụng lên một mặt của vải và sau đó được xử lý để trông giống như da động vật. Mục đích là để làm cho vải chống nước, trọng lượng nhẹ và linh hoạt. Loại vải này tuy là da giả nhưng lại mang đến cảm giác rất giống với da thật.
Lịch sử ra đời của da PU
Theo tìm hiểu, chất liệu da PU được ra đời từ khoảng thế kỉ 15. Vào năm 1400, chất liệu giả da đầu tiên trong lịch sử chính là vải Parasol – thường được sử dụng trong việc sản xuất sợi vải để lấy sáp. Nhờ loại vải này mà các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực dệt may lúc bấy giờ đã có ý tưởng cho ra đời một loại vải có độ bền và đa năng hơn.
Sau đó, chất liệu giả da phổ biến lúc bấy giờ lại là da PVC. Thế nhưng da PVC thực sự chưa gây ấn tượng với những người hoạt động trong lĩnh vực may mặc bởi chúng không giống với da thật. Hơn nữa, da PVC có một nhược điểm chính là khi thời tiết ấm hoặc nóng sẽ bị dính vào với nhau và không thể thấm nước cũng như gây hại cho môi trường sống. Chính vì những lý do đó mà nhựa PVC ngày càng không được ưa chuộng nhiều.
Sau này, người ta bắt đầu sáng chế ra da nhân tạo với tên gọi là da PU hay da Polyurethane. Ưu điểm của loại da này chính là dễ dàng làm sạch và chống bụi bẩn rất hơn. Hơn nữa, so với chất liệu da PVC trước đây thì da PU không bị bay màu nhanh khi để ở dưới ánh sáng trực tiếp. Đặc biệt, chất liệu này còn thải ít chất độc hại ra môi trường.
Sở dĩ chất liệu PU ngày càng được ưa chuộng và được nhiều nhà sản xuất lựa chọn làm chất liệu chính cho các sản phẩm của mình là bởi da PU là một loại da nhân tạo, đảm bảo sự an toàn đối với các loài động vật. Bên cạnh đó, giá thành của da Pu so với những sản phẩm da thật cũng rẻ hơn rất nhiều giúp phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau.
Quy trình sản xuất vải Polyurethane
Chắc hẳn giờ đây bạn đã hiểu PU là chất liệu gì và đặc điểm của chất liệu này. Trên thực tế, có hai quy trình có sẵn để sản xuất vải phủ polyurethane, được gọi là PU ướt và PU khô:
Quy trình PU khô
Trong quy trình sản xuất PU khô, lớp nhựa đông tụ không sử dụng trên lớp vải, thay vào đó PU được phủ trực tiếp lên mặt sau của vải. Phản ứng hóa học trong quy trình khô cung cấp độ bền và hiệu suất cao hơn cho da nhân tạo. Đối với quy trình này, các nhà sản xuất phải sử dụng các loại nhựa chất lượng cao được xử lý trong một môi trường sản xuất sạch hơn và thân thiện với môi trường hơn. Quy trình sản xuất khô sử dụng năng lượng ít hơn khoảng 25% so với quy trình ướt.
Quy trình PU ướt
Quy trình sản xuất vải polyurethane ướt bao gồm phủ một lớp nhựa đông tụ trên lớp vải. Sau đó, quét một lớt keo dính lên và phủ một lớp PU khác, hoặc lớp phủ được trang trí với màu sắc và thiết kế bắt mắt. Quy trình ướt có thể sử dụng bất kỳ hỗn hợp chất liệu nhựa và vải giả da nào được mô tả ở trên và đây cũng là quy trình được sử dụng trong phần lớn các sản phẩm bọc PU trên thị trường hiện nay (chẳng hạn như ghế sofa bọc PU)
Đặc điểm vải Polyurethane
Đặc tính cũng như đặc điểm của PU sẽ liên quan trực tiếp đến chất lượng nhựa được sử dụng, cũng như các chất phụ gia hiệu suất khác được yêu cầu để tạo ra một loại vải PU phù hợp cho sử dụng thương mại. Độ bền màu và khả năng chống vết bẩn đạt được thông qua lớp da và / hoặc lớp hoàn thiện trên cùng của vải. Phụ gia hóa học có thể cải thiện hiệu suất của khả năng chống mài mòn, chống nước, chống cháy và dễ làm sạch.
Lớp phủ PU tăng cường khả năng hiệu suất của vải theo nhiều cách. Nhiều loại vải co giãn được phủ một lớp PU dày. Điều này làm cho vải chống gió tốt và tăng khả năng chống thấm nước, cho phép hơi nước không thấm vào trong.
Vải polyurethane rất nhẹ và thoáng khí. Thông thường, quần áo làm từ loại vải này được thiết kế để giữ cho quần áo không bị hư tổn bởi máy giặt và máy sấy, đồng thời loại vải này cũng rất linh hoạt và dễ dàng bảo quản.
Vải PU có thể được sản xuất ở các độ dày khác nhau, tùy thuộc vào mục đích sử dụng của chúng. Ví dụ, vải được sử dụng trong tã có thể mỏng hơn vải được sử dụng cho dụng cụ cắm trại. Trong trường hợp có khả năng tiếp xúc với nhiên liệu, vải có thể được làm chống cháy. Nó cũng được sản xuất với những lỗ khí siêu nhỏ để chống nước và độ ẩm và chống mài mòn.
Phân loại vải nhựa Polyurethane
Tất cả các loại vải polyurethane được làm từ nhựa polymer. Có ba loại nhựa cơ bản được sử dụng để sản xuất ra PU:
- Polycarbonate (PC) – loại nhựa tốt nhất hiện nay. Nó rất bền với khả năng chống ẩm, nhiệt và ánh sáng cao. Nhựa PC phù hợp cho các ứng dụng bọc thương mại giao thông cao.
- Polyether (PET) – khả năng chống ẩm, nhiệt và ánh sáng tốt. Nhựa PET phù hợp cho hầu hết các ứng dụng thương mại.
- Polyester (PES) – khả năng chống ẩm, nhiệt và ánh sáng thấp. Nhựa PES chỉ phù hợp cho các ứng dụng thương mại hoạt động thấp (ví dụ: đầu giường và gối).
- Thermoplastic polyurethanes (TPU) – là nhựa nhiệt dẻo. Chất liệu TPU này có độ đàn hồi và khả năng chịu nhiệt cao, thường được sử dụng để bảo vệ tường, mái nhà, để chống hơi nước xâm nhập.
Ứng dụng của da Polyurethane
Vải polyurethane được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp, tùy thuộc vào các tính năng được thêm vào trong quá trình sản xuất. Chúng là nguyên liệu chính cho nệm y tế, tấm bạt cho lều trại, áo phao và thuyền, và còn được sử dụng làm quần áo bảo hộ cho các ứng dụng công nghiệp.
Ngành công nghiệp tã cũng sử dụng chất liệu da pu để thay thế tã dùng một lần, và nó cũng được sử dụng để làm túi đựng đồ ăn trưa và lớp nhựa bọc bánh sandwich. Ngoài ra, chất liệu này được sử dụng trong sản xuất vỏ nệm, áo mưa và dụng cụ cắm trại.
Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến của vải polyurethane :
Đế giày PU
Đế PU có độ dày thấp hơn các loại đế khác cùng với kết cấu mềm mại và độ đàn hồi cao. Điều này làm cho giày đế PU khá thoải mái. Nó không chỉ cung cấp khả năng chống hao mòn lớn mà còn có khả năng chống bị cong đế cùng với khả năng hấp thụ sốc tuyệt vời. Bên cạnh đó, đế PU còn có khả năng chống nước và chống trượt.
Áo da PU
Như bạn đã biết về vải polyurethane là da gì, các sản phẩm được làm từ da PU đôi khi còn được gọi là giả da. Áo khoác giả da được làm từ PU sẽ có bề ngoài trông gần giống với da thật và nó khó có thể nhận ra ngay từ cái nhìn đầu tiên nhưng bạn chắc chắn sẽ nhận thấy sự khác biệt sau vài tháng sử dụng.
Giày da PU
Giày da PU cao cấp khá thoải mái và bền lâu, chưa kể giá cả rất phải chăng. Tuy không bằng với da thật nhưng giày da PU rất phù hợp để mang đi chơi thể thao và leo núi.
Đồ nội thất vải polyurethane
Đồ nội thất da PU ngày nay cũng rất phổ biến, độ bền còn phụ thuộc vào cách sản xuất vật liệu, tần suất bạn sử dụng đồ nội thất và cách bạn bảo quản.
Túi da PU
Túi da PU thể hiện đặc tính mềm dẻo khi chúng được làm từ Polyurethane. Chúng bền và thậm chí rất dễ giặt. Hầu hết các nhà sản xuất túi da có quyền tự do áp dụng nhiều màu sắc và kết cấu trong lớp da này. Ngoài ra, da PU hoặc giả da rẻ hơn nhiều so với da thật
Bảo quản và vệ sinh Polyurethane
Làm sạc
Cách làm sạch túi giả da, hoặc bất kì sản phẩm giả da nào cũng khá đơn giản vì vải polyurethane cực kỳ bền và vì nó chặn được độ ẩm, vết bẩn thường có thể được loại bỏ bằng xà phòng và bàn chải mềm, ướt. Bạn có thể pha loãng tinh chất khoáng hoặc thuốc tẩy pha loãng để hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng vải.
Thông thường, các mặt hàng được làm bằng da PU sẽ có hướng dẫn chăm sóc trên nhãn phù hợp với hỗn hợp vải cụ thể được sử dụng, nhưng hầu hết có thể được giặt trong máy giặt với bột giặt thông thường.
Mẹo khử mùi
Nếu bạn từng sở hữu một đôi giày hoặc áo da, khi sử dụng lâu dài, bạn sẽ cảm thấy áo và giày bị ám một mùi rất khó chịu. Vậy nên khử mùi áo vải polyurethane bằng cách nào là tốt nhất ? Có khá nhiều cách để khử mùi hôi, nhưng những phương pháp mà chúng mình gợi ý dưới đây sẽ giúp bảo quản da tốt hơn :
- Pha loãng dấm: đây là cách khử mùi áo da hiệu quả nhất, bạn chỉ cần pha loãng dấm sau đó sử dụng bông gòn và thoa lên mặt áo. Sau đó đem đi phơi khô.
- Trà xanh: vì trà có công dụng hút ẩm và mùi hôi rất tốt, nên đây là cách khử mùi áo da mới thông dụng nhất. Bạn chỉ cần lấy một ít trà khô bọc trong vải, sau đó nhét vào các túi nhỏ trên áo sẽ giúp áo da không bị ám mùi.
- Phơi áo ngoài trời : là cách đơn giản và ít tốn kém nhất. Bạn chỉ cần mang áo/ giày da ra ngoài trời để phơi khô. Nhưng bạn nhớ đừng phơi áo/ giày trực tiếp ra ngoài nắng nhé !
Bảo quản tránh bị nổ
Một vấn đề thường thấy ở giày và áo da chính là tình trạng bị nổ. Giày hoặc áo giả da bị nổ là hiện tượng da bị bong tróc và làm lộ lớp vải bên trong.
Một cách bảo quản giày da không bị nổ là bạn nên vệ sinh thường xuyên cũng như đánh xi để phục hồi chất liệu. Thay vì giặt trong máy giặt, bạn nên mang ra tiệm để giặt hấp hoặc giặt khô, như vậy có thể giúp giày và áo da hạn chế tình trạng này.
Các tìm kiếm liên quan:
- Polyurethane là gì Wikipedia
- Polyurethane Foam là gì
- Polyurethane có độc không
- Sơn Polyurethane la gì
- Mua vải polyurethane
- vải polyurethane chống thấm
- Polyester là gì
- Polyurethane Wikipedia tiếng Việt
Nội dung liên quan:
- Tìm địa chỉ bán da bò làm đồ handmade ở đâu tốt nhất
- Da thuộc làm ví là gì? Một số loại da thuộc thông dụng nhất hiện nay
- Da thuộc là gì, có những phương pháp thuộc da nào?