Legit là gì? Có thực sự cần thiết trong giới chơi sneaker?
Tiêu đề nội dung
Trong giới sneakerhead hoặc hypebeast, thì legit thực sự là từ vựng cơ bản mà ai cũng phải biết. Legit là gì? Tại sao các bạn chơi giày lại phải biết làm chi nó mệt đầu? Hãy cùng SNKRVN tìm hiểu kĩ hơn về “em” từ vựng này nhé.
Nghiã của từ legit
- Legitimate:/li´dʒitimit/: Thông dụng
- Tính từ : Hợp pháp
- legitimate child: đứa con hợp pháp, con chính thức, Chính đáng; chính thống
- legitimate purpose: mục đích chính đáng
- legitimate king: vua chính thống, Có lý, hợp lôgic
- legitimate argument: lý lẽ có lý
- Ngoại động từ : Hợp pháp hoá
- opportunists always seek to legitimate their political position: bọn cơ hội luôn tìm cách hợp pháp hoá địa vị chính trị của mình, Chính thống hoá, Biện minh, bào chữa (một hành động…)
Legit là gì?
Theo nghĩa tiếng Việt, legit được biết là sự uy tín. Còn theo giới sneakerhead, Legit là sản phẩm được đánh giá là hàng thật theo tiêu chuẩn của sản phẩm. Đấy chỉ là sản phẩm. Còn con người thì sao? Buyer uy tín là những người người mua hàng uy tín. Hỏi và mua, không down giá quá mức và lừa lọc. Hơn thế nữa, seller uy tín là những người bán sản phẩm thật và không lừa người mua. Ở những sneaker event lớn như Sneakercon, chúng ta luôn có những người legit check cho các sneakerhead. Các legit checker nổi tiếng trên thế giới được biết đến là Yeezy Busta và Fake_education.
Anh là một legit checker nổi tiếng trong giới sneakerhead. Anh quen thân với rất nhiều sneaker Youtuber khác như Qias Omar hay Jaysse Lopez (chủ của Urban Necessities). Điểm đặc trưng của anh chàng là Busta hay mang mặt nạ. Vì sao? Vì anh hay call out những người nổi tiếng mang giày fake trên Instagram, nên anh không muốn mọi người biết mặt mình. Giống như tên gọi của anh. YeezyBusta chủ yếu check những đôi giày Yeezy. Với $10-15, bạn có thể gửi hình giày của mình cho anh để legit check.
Một lần, anh đã nói tiền đạo nổi tiếng người Brasil mang một đôi Yeezy fake. Quá bất ngờ đúng không nào?
Fake education có tên thật là Antonio Linares. Anh đã từng là legit checker cho web Stockx nổi tiếng. Nhưng sau một thời gian anh đã tách ra và làm riêng. Anh là page đầu tiền so sánh giữa giày Fake và Real. Với hơn 500k followers, có thể nói Antonio là một checker có danh tiếng. Cũng như YeezyBusta, chỉ cần $10, bạn có thể gửi ảnh cho anh chàng để check legit đôi giày của bản thân.
Legit là gì – Legit có cần thiết trong giới chơi giày?
Hàng thật thực sự rất cần thiết trong giới sneakerhead nhé. Tất nhiên là có. Vì sao? Vì khi bạn mang một sản phầm fake, bạn sẽ không có cảm giác muốn bảo vệ đôi giày như những đôi real. Khi mang real, cảm giác sẽ khác hẳn. Thứ nhất, bạn sẽ cảm nhận được những công nghê mới nhất của hãng đó. Thứ hai, như đã nói ở trên. Vì trả giá cao, nên người mua sẽ có cảm giác muốn bảo vệ đôi giày hơn. Ví dụ bạn có 2 đôi giày, một đôi giày Nike fake 700k và 1 đôi Nike thật 2 triệu, thì bạn sẽ quý và quản lý đôi nào kỹ hơn? Hiển nhiên là đôi giày 2 triệu rồi nhỉ? Thứ 3, đối với một sneakerhead hay hypebeast đích thực, thì giày legit là một điều rất quan trọng. Vì ai chả muốn mang một đôi giày real mà vẫn hype để đi khoe với bạn bè và người thân chứ nhỉ.
Legit là gì – Độ legit tới đâu?
Vâng, lại gặp lại các bạn ở chuyên mục drama quen thuộc sở trường và lần này mình xin được phép nhắc tới một khía cạnh chuyên môn của sneakergame: legit check giày. Đây là một drama thuộc về mảng chuyên môn và kiến thức về sneakers mà có lẽ rất nhiều các đầu giày quan tâm.
Trước khi đề cập đến vấn đề này, mình xin được phép định nghĩa lại legit là gì và legit check là gì. Legit check giày là một việc làm cần thiết khi mua lại giày từ các resellers cũng như giày cũ của các bạn đã dùng qua để xem là giày real hay fake trước khi mua. Bên cạnh đó, legit check cũng có thể hiểu đơn giản là nhìn một đôi giày ngoài đường hay trên ảnh và nhận định độ real của nó.
Nếu như tầm 3 năm trở về trước, số đầu giày ở Việt Nam còn thưa thớt và số người có lượng kiến thức đủ để legit check giày vô cùng ít. Trong những năm đó, nếu muốn legit check uy tín, các đầu giày Việt chỉ có thể dựa vào video Youtube từ các đầu giày hay reseller nổi tiếng trên thế giới hay một số các team review giày ở Việt Nam hoặc cẩn thận hơn thì sẽ tham gia những group legit check của nước ngoài.
Thế nhưng, 3 năm trở lại đây, với việc sneakergame Việt Nam ngày càng phát triển cũng như thị trường giày ngày càng sôi động hơn, nhiều người biết đến và đam mê giày dép hơn trước thì nhu cầu legit check giày tăng lên đáng kể là vô cùng dễ hiểu. Trên các group giày lớn của Việt Nam, các đầu giày đã có thể yên tâm đưa hình giày vào để được giúp legit check trước khi tiền trao cháo múc. Đặc biệt, hiện tại chúng ta đã có hẳn một group riêng chuyên về mảng legit check/price check mà admin là một BTV mà ai-cũng-biết-là-ai-đấy.
Nhìn vào mặt tích cực, với lượng kiến thức mà nhiều bạn trẻ có về giày dép bây giờ, việc legit check ở Việt Nam đã giúp ích rất nhiều cho các bạn tránh được rất nhiều các vụ lừa đảo bán giày fake tràn lan trên mạng. Thế nhưng, có bao giờ các bạn đặt câu hỏi về độ legit của những lần legit check này hay không? Không nói tới những đầu giày lâu năm đã có kinh nghiệm và cầm trên tay cũng như legit check hàng trăm đôi giày, có những bạn mới tập tọe chân ướt chân ráo vào shoegame nhưng cũng bắt đầu thể hiện trình độ kiến thức của mình qua việc legit check.
Đối với những người không phải là người trong cuộc (bên mua hoặc bên bán) thì việc nhận định một đôi giày fake hay real có lẽ không phải quá là quan trọng hay nặng nề. Nhưng, bây giờ, các bạn, trước khi đặt tay gõ vào bàn phím gõ “fake” hay “real” thì nên đặt mình vào vị trí của 1 trong 2 người đó để đưa ra những nhận định chính xác nhất. Đơn giản thôi, việc nhắm mắt đưa vào tay người lạ một cọc tiền là một mối lo lớn của mỗi người và những đôi giày mang giá trị cả chục tờ 500k không phải là một chuyện đơn giản. Vậy nên, nếu như việc legit check không mang sự uy tín cao cũng như có sự chắc chắn trong thẩm định chuyên môn sẽ gây nên những hậu quả vô cùng khó lường ảnh hưởng rất nhiều tới những người trong cuộc.
1. Gây ảnh hưởng tới uy tín người bán/người đi đôi giày
Đã có rất nhiều những trường hợp các bạn chưa có kinh nghiệm trong legit check giày đã đưa ra những nhận định sai lầm cho rằng một đôi giày là “fake” trong khi cuối cùng đôi giày đó thực chất lại là real qua đánh giá của nhiều đầu giày lâu năm. Vấn đề này thường xuyên xảy ra đi kèm với nhiều cuộc tranh cãi đặc biệt khi động tới các đôi Jordan GS hoặc các đôi giày lux. Lí do là bởi đối với các đôi giày GS thì thường sẽ đi kèm với rất nhiều lỗi trên giày cũng như form giày sẽ khác so với men size còn giày lux thì do lượng người có kiến thức rộng về giày lux từ đời cũ cho tới nay còn chưa nhiều và đa dạng.
Bởi vậy mà nhiều người với lượng kiến thức non nớt có thể ngay lập tức legit check một đôi giày người khác đi trên chân hay post lên bán và phán “fake” dù rằng độ legit của chính bản thân mình có khi còn chưa đạt tới 50%. Thêm nữa là hiệu ứng đám đông đến từ phần lớn giới trẻ sẽ làm tình hình trở nên tệ hơn, đôi giày real cũng sẽ thành fake qua hàng trăm comment qua lại. Những lúc như vậy, dù đôi giày có là real thì người ngoài nhìn vào sẽ theo đó mà đánh giá người bán hay người đi đôi giày và uy tín của họ sẽ theo đó mà giảm đi đáng kể.
Đỉnh điểm có lẽ khiến mọi người khá là bực bội khi mà trong những topic legit check thường xuyên có những câu nói đùa cợt như “fake rồi bán rẻ lại đi”, “fake rồi tặng mình đi”… Những câu nói nghe qua thì có lẽ mang tính chất đùa vui nhưng vui cũng có lúc chứ nếu cứ tiếp tục thì dù không thật cũng sẽ thành thật và nhiều người sẽ có những nhận định sai.
Cũng từ những cuộc “legit check” như thế mà nhiều cuộc trao đổi mua bán giày đang vô cùng tốt đẹp bỗng nhiên đổ bể. Vậy thì ai sẽ là người đền cho người bán số tiền họ cần? Hay ai sẽ đền lại cho họ uy tín?
2. Lỗ nặng cho người mua
Có lẽ sau những cuộc “legit check” không có đủ độ legit như thế thì người lỗ nặng nhất vẫn là người mua. Chỉ nói đơn giản như bây giờ, một đôi giày bạn định mua qua một reseller, bạn mang hình đi nhờ legit check và những bạn vào check dù không có đủ kiến thức chuyên môn nhưng phán “real” rồi cùng hiệu ứng đám đông sẽ khiến một đôi giày có thể là fake thành real trong vài chục comment trên mạng. Và, chỉ thế thôi, bạn vừa đánh rơi vài triệu bạc cho một đôi giày fake chất lượng kém chỉ đáng giá vài trăm nghìn.
Hay ngược lại, đôi giày đó có thể đã là real và đó là một cái giá rất đẹp. Thế nhưng chỉ vì những comment legit check không đảm bảo đã khiến bạn chần chừ và tuột mất khỏi tay cái deal đó. Đến lúc bạn nhận ra thì “deal đi xa quá, deal đi xa em quá” rồi và bạn sẽ lại phải tốn công sức thời gian cũng như nhiều tiền hơn để mua đôi giày mình mong muốn.
Đã có biết bao vụ report của người mua dành tặng reseller vì một là, khi mua họ đã không legit check bởi tin vào độ uy tín của reseller hoặc có thể là do chủ quan và hai là, cũng do những cuộc legit check không hề uy tín. Nhưng lỗi trong những vụ việc này đâu chỉ ở người trong cuộc mà cũng do những “legit checker” đã tiếp tay cho một vụ lừa đảo đấy chứ phải không?
3. Bất công cho người bị phán “fake”
Cũng như kha khá các bạn trẻ chơi giày ở Việt Nam, bản thân mình cũng đã gặp những tình huống dở khóc dở cười khi mà cứ đi trên chân một đôi giày “có vẻ xịn” hoặc đăng ảnh lên một group giày dép nào đó ở Việt Nam thì sẽ ngay lập tức có những người nhận định đôi giày đang đi là fake dù thực hư chưa biết thế nào. Những đôi giày mà mình cũng như bao nhiêu các bạn khác đi làm hoặc dành dụm bao lâu để mua được lại bị dòm ngó và phán fake thì liệu có ai được vui?
Thực sự, trước khi về Việt Nam, đã có người đùa với mình rằng “Về Việt Nam đừng có đi giày xịn, đặc biệt là con gái”. Mình chỉ cười cho qua và cũng thắc mắc sao họ lại nói thế. Nhưng khi về Việt Nam mình đã nhận ra rằng câu nói đùa đấy cũng không chỉ vu vơ. Đã có những ngày mình cảm thấy bực bội vô cùng vì những đôi giày mình đi trên chân bị mang ra legit check ngay ngã tư đường dù người “trông có vẻ hiểu biết” kia về những dòng giày mình đi chắc chẳng hề có một phần trăm kiến thức. Tâm lý tất cả các bạn trẻ đi giày real đều như mình vậy thôi. Thế nên, sao tự dưng lại vì thể hiện một phần “kiến thức ảo” và mang một cái “sĩ diện hão” mà làm thù với những người mình không quen?
Việc legit check không uy tín có những cái tai hại như vậy đấy các bạn ạ. Vậy nên, khi giao dịch mua bán một đôi giày, các bạn mua giày nên tìm đến những người có kinh nghiệm lâu năm để nhờ legit check chứ không nên legit check một cách bừa bãi để tránh những tình huống bị lỗ oan. Còn các bạn là người ngoài cuộc thì nên có trách nhiệm hơn với lời nói của mình để tránh đẩy người trong cuộc vào những tình huống không đáng có.
Từ khóa:
- legit meaning
- imo là gì
- sneaker legit check là gì
- legit imo
- cih là gì giày
- imo là gì
- giá resell là gì
- on feet sneaker là gì
- lg imo là gì
Nội dung liên quan:
- Vintage là gì? TOP 10 xu hướng phối đồ phong cách Vintage
- Áo Oversize là gì? Giải đáp mọi thứ về phong cách Oversize
- Vịt Mandarina: thế giới màu sắc với tinh thần thiết thực