Bỏ Túi 8 cách giặt giày lười đơn giản mà vô cùng hiệu quả
Tiêu đề nội dung
Bạn đã bao giờ phát cáu vì những đôi giày lười mới mua của mình liên tục bị lấm bẩn vì người khác giẫm lên? Bạn đã bao giờ hối hận vì trót “diện” một đôi giày trắng tinh khi trời đột nhiên đổ mưa tầm tã? Có một sự thật mà ai cũng phải đối mặt, đó là: Khi đi một đôi giày, dù có cẩn thận giữ gìn đến đâu, chúng ta chẳng thể nào tránh khỏi được việc chúng sẽ bị bẩn. Vậy làm thế nào để đôi giày của mình luôn trắng sạch như khi bạn mới mua về từ cửa hàng? Còn chần chừ gì mà không “bỏ túi” ngay những cách giặt giày cực nhanh mà lại vô cùng đơn giản sau đây!
Những lưu ý trước khi giặc giày lười
Làm sạch hết mọi vết bùn đất bám trên bề mặt và kiểm tra xem đôi giày của bạn có thể được giặt trong điều kiện, hoàn cảnh như thế nào là những điều căn bản đầu tiên mà bạn cần nắm vững.
1. Kiểm tra nhãn mác giày
Cũng như khi giặt quần áo, bạn cũng luôn phải chú ý đến nhãn mác của giày trước khi giặt để tìm hiểu thông tin chính xác về chất liệu vải của giày và cân nhắc xem cách giặt nào thì phù hợp với chất liệu ấy.
Thao tác này tuy rất nhỏ nhưng bạn đặc biệt cần lưu ý, nếu không, bạn sẽ có nguy cơ phải “tạm biệt” đôi giày yêu quý của mình đấy!
Với đôi giày lười, bạn có thể kiểm tra nhãn mác ở mặt sau của lưỡi giày.
Ngoài việc đề tên nơi sản xuất, cỡ giày và loại giày dành cho nam hay nữ, nhãn mác của giày còn ghi rõ các chất liệu của từng bộ phận trên giày.
Ví dụ:
- Phần giày trên (Upper): Làm bằng vải dệt (Textile)
- Đế ngoài (Outsole): Làm bằng vải dệt cao su (Textile Rubber)
Ngọc Quang sẽ đưa cho bạn một vài lưu ý về cách giặt với 1 số chất liệu của giày Converse sau:
- Vải canvas: sử dụng vải mềm, lau nhẹ với nước ấm và xà phòng có độ tẩy rửa nhẹ. KHÔNG giặt máy hay sấy khô
- Vải da/vải tổng hợp: sử dụng vải mềm, lau nhẹ với nước ấm và xà phòng có độ tẩy rửa nhẹ. KHÔNG giặt máy hay sấy khô
- Vải da lộn: Đánh giày bằng bàn chải da lộn. KHÔNG sử dụng nước và sấy khô
2. Tháo dây và lót giày
Để việc giặt giày được dễ dàng hơn, bạn hãy tháo dây giày khỏi những lỗ xỏ trước khi giặt. Sau đó, hãy nhúng giày vào nước ấm trước khi bắt tay vào giặt bạn nhé!
3. Giũ đất bẩn khỏi đế giày lười
Trước khi giặt giày, đặc biệt là những đôi giày lười trắng, bạn nên giũ đất bẩn khỏi đế giày. Việc này vừa giúp cho việc giặt nhanh chóng và dễ dàng hơn, lại vừa bảo vệ giày khỏi những chất bẩn ấy.
Sau khi thực hiện các bước trên, hãy cùng bắt tay việc làm sạch cho đôi giày Converse thôi nào!
Có rất nhiều cách vệ sinh cho đôi giày và cách nào cũng có thể giúp đôi giày của bạn lấy lại được vẻ ngoài “sạch bong sáng bóng”.
Việc bạn cần làm chỉ là kiểm tra xem mình sẵn có đồ dùng nào và thực hiện ngay với đôi giày của mình!
8 cách giặt mà “tín đồ”giày lười ai cũng phải biết
Tùy vào hiện trạng của vết bẩn mà bạn có thể áp dụng cùng lúc nhiều hơn 1 giải pháp.
1. Giặt giày lười với bột giặt
Một trong những cách đơn giản và dễ làm nhất để giặt giày lười chính là sử dụng bột giặt. Chắc chắn không khó cho bạn để tìm chút bột giặt sẵn có trong nhà phải không nào?
Chuẩn bị:
- Bột giặt
- Nước ấm
- Bàn chải đánh răng cũ
- Chậu nhỏ
- Khăn mềm
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Hòa bột giặt với nước ấm theo tỷ lệ 1:1 để được hỗn hợp hơi đặc sệt
- Bước 2: Nhúng bàn chải vào hỗn hợp
- Bước 3: Dùng bàn chải nhẹ nhàng làm sạch giày: xoay tròn bàn chải theo các vòng tròn nhỏ, dần dần gia tăng lực. Chà mạnh với những chỗ có chất bẩn bám dính chặt
- Bước 4: Xả sạch giày với nước ấm
- Bước 5: Dùng khăn lau khô giày
2. Giặt giày với xà phòng
Ngoài bột giặt thì xà phòng cũng là một vật dụng rất dễ sử dụng để làm sạch giày lười. Tuy nhiên, một điểm lưu ý chính là bạn chỉ nên sử dụng xà phòng có độ tẩy rửa nhẹ, vừa phải như bánh xà phòng rửa tay.
Chuẩn bị:
- Bánh xà phòng
- Nước ấm
- Miếng bọt biển
- Khăn mềm
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Hòa vài giọt xà phòng với nước ấm và ngoáy đều cho đến khi bề mặt nổi bong bóng
- Bước 2: Dùng miếng bọt biển nhúng vào nước ấm và nhẹ nhàng chà và cọ để làm sạch giày
- Bước 3: Xoay tròn miếng bọt biển để loại bỏ vết bẩn cứng đầu
- Bước 4: Xả sạch giày với nước ấm
- Bước 5: Dùng khăn lau khô
3. Làm sạch giày với kem đánh răng
Bạn đã bao giờ làm sạch giày với kem đánh răng chưa?
Nếu chưa thì hãy thử ngay thôi bởi kem đánh răng là cách rất hữu hiệu để giặt giày.
Tuy nhiên, không phải kem đánh răng nào cũng có thể sử dụng được. Bạn chỉ được dùng loại kem đánh răng màu trắng và không có gel. Nếu bạn sử dụng kem đánh răng có màu cho giày trắng thì bạn đang vô tình làm bẩn thêm đôi giày của mình đấy!
Chuẩn bị:
- Bàn chải đánh răng cũ
- Kem đánh răng
- Khăn mềm
- Nước ấm
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Cho 1 ít kem đánh răng vào bề mặt giày
- Bước 2: Dùng bàn chải cọ theo lực xoay tròn để loại bỏ vết bẩn
- Bước 3: Để kem đánh răng trên giày khoảng 10 phút
- Bước 4: Lau giày bằng khăn mềm đã nhúng nước ấm
4. Giặt giày với Baking Soda và giấm
Chắc hẳn bạn đã từng nghe đến sức mạnh tẩy rửa của Baking Soda và giấm rồi phải không nào?
Để loại bỏ được những chất bẩn khó làm sạch, hãy thử sử dụng phương pháp này nhé!
Chuẩn bị:
- Nước nóng
- Giấm
- Baking soda
- Nước ấm
- Bàn chải đánh răng cũ
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Trộn hỗn hợp gồm: giấm, baking soda và nước nóng theo tỷ lệ 1:1:1 cho đến khi hỗn hợp sệt lại
- Bước 2: Sử dụng bàn chải đánh răng cũ, nhúng vào hỗn hợp và bắt đầu làm sạch giày
- Bước 3: Dùng lực xoay tròn để làm sạch vết bẩn hiệu quả hơn ở đế giày
- Bước 4: Nhúng giày vào nước ấm để xả hết baking soda và giấm
5. Vệ sinh giày lười bằng chất tẩy sơn móng tay
Bạn đã bao giờ nghĩ rằng có thể sử dụng chất tẩy sơn móng tay để làm sạch giày ?
Dù không phổ biến như những cách trên nhưng nó vẫn có thể giúp bạn làm sạch các vết bẩn trên giày thể thao đấy!
Chuẩn bị:
- Bông
- 1 lọ chất tẩy móng acetone
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Nhúng bông vào chất tẩy móng
- Bước 2: Dùng miếng bông đó chà vào những vết bẩn để loại bỏ chúng
Lưu ý: Khi chà vết bẩn bằng dung dịch acetone, bạn nên chà với lực mạnh.
6. Sử dụng chanh để tẩy trắng giày
Một phương pháp làm sạch giày mà bạn cũng nên thử chính là với quả chanh. Chanh rất được ưa chuộng với công dụng là một chất tẩy rửa tự nhiên vô cùng hữu hiệu đấy!
Chuẩn bị:
- 1 thùng nước ấm
- Baking soda
- Nước rửa bát
- Bàn chải đánh răng cũ
- Nước giặt quần áo
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Làm đầy thùng nước với nước ấm
- Bước 2: Đổ 2/3 cốc baking soda
- Bước 3: Cho thêm vào một chút nước rửa bát
- Bước 4: Dùng đuôi bàn chải cũ để khuấy nước để hòa tan cho đến khi có bọt nổi lên trên bề mặt
- Bước 5: Dùng bàn chải chà các vết bẩn ở bề mặt trước của giày
- Bước 6: Dùng bàn chải cọ phần bảo vệ ở đế giày
- Bước 7: Cho vào máy giặt với mức quay chậm, không cho vật dụng gì khác thêm vào
- Bước 8: Sử dụng ½ cốc nước giặt quần áo và bắt đầu đề máy giặt
7. Tẩy trắng giày bằng Vaseline
Bạn sẽ phải ngạc nhiên khi thấy lọ sáp Vaseline bạn thường dùng lại có công dụng làm sạch giày vô cùng hiệu quả.
Hãy thử xem cách làm sạch giày với sáp Vaseline nhé!
Chuẩn bị:
- 1 lọ sáp Vaseline
- Bàn chải
- Nước sạch
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Lấy một ít sáp Vaseline cho lên bàn chải
- Bước 2: Dùng bàn chải chà và cọ lên những vết bẩn trên giày
- Bước 3: Để giày trong 5-10 phút
- Bước 4: Xả giày với nước sạch
8. Lưu ý sau khi giặt giày
Mọi người thường chủ quan sau khi giặt giày với những cách làm khô giày hoàn toàn sai.
Hãy kéo chuột để đọc tiếp cách làm khô giày lười đúng nhất nào!
- Bước 1: Cho giấy báo hoặc vật dụng giữ cố định vào trong giày để giày giữ được phom dáng
- Bước 2: Không bao giờ được sấy khô giày bằng máy sấy dù là mức nhiệt nhỏ nhất vì nó có thể làm hỏng lớp hồ ở giày. Bạn nên để giày tự khô dưới ánh nắng và gió để nó khô một cách tự nhiên.
Lưu ý: Tránh ánh nắng trực tiếp với giày tối màu vì ánh mặt trời có thể gây ra những đốm trắng trên giày
Lời kết,
Chắc hẳn là đến đây thì bạn đã biết cách làm sạch đôi giày yêu của mình rồi, phải không nào?
Hãy lựa chọn cho mình những phương pháp dễ làm, sử dụng nguyên liệu có sẵn trong mỗi gia đình. Nếu thấy chưa đủ mạnh để “đánh bay” vết bẩn cứng đầu thì hãy “mạnh dạn” áp dụng cùng lúc 2 hay 3…cách làm sách nữa nhé.
Cách bảo quản giày lười cơ bản nhất
Tuy giặt giày lười vải không khó khăn nhưng ta cũng không nên để giày tiếp xúc nhiều với chất bẩn, đặc biệt là các chất bẩn cứng đầu như máu, cà phê, nhựa trái cây…
Nên bảo quản giày ở nơi khô ráo, thoáng mát… để tránh các loại nấm mốc. Nếu không sử dụng thường xuyên thì nên bỏ giày vào bao ni lông bịt kín hoặc hộp đựng giày.
Nên sử dụng các khuôn giày hoặc nhét giấy báo cũ vào bên trong để giúp giày luôn giữ được hình dạng ban đầu.
Giày lười là sản phẩm vừa thời trang lại vừa tiện dụng. Các bạn nam có thể mang giày lười để làm rất nhiều việc. Giày lười vải lại còn được thêm một ưu điểm nữa là khá dễ để vệ sinh, ta chỉ cần giặt với nước và xà phòng chứ không cần giặt khô theo nhiều cách phiền phức như với giày da.
Với một vài nét cơ bản về việc vệ sinh giày lười cùng với cách vệ sinh giày lười vải, Ngọc Quang hy vọng những đôi giày lười của các bạn lúc nào cũng luôn được sạch sẽ và bền đẹp.
Từ khóa:
- Các loại giày lười nam
- Giày lười nam trang
- Giày lười nam hàng hiệu
- Giày lười nam TPHCM
- Giày lười những nam
Nội dung liên quan:
Tìm hiểu ngay những loại ví nam mẫu mới nhất năm 2020
Một số mẫu dây nịt xách tay hàng hiệu được ưa chuộng nhất 2020