Jannah Theme License is not validated, Go to the theme options page to validate the license, You need a single license for each domain name.
Da thuộc

Cách phân biệt các loại da thuộc và tính chất của từng loại da

Da thuộc từ trước đến nay vẫn luôn được coi là loại vật liệu chế tạo các loại túi ví, dây nịt cao cấp và sang trọng nhất. Vậy làm cách nào để phân biệt các loại da thuộc? Chúng được phân loại ra sao? Mỗi loại có các chỉ tiêu, tính chất khác biệt như thế nào? Sau đây hãy cùng Ngọc Quang tìm hiểu về da thuộc và cách phân biệt các loại da thuộc nhé!

Cách phân biệt các loại da thuộc đơn giản nhất

Một tấm da thuộc có độ dày tùy thuộc vào tuổi, và loại động vật được lấy da để thuộc. Lớp da dày này có thể tách ra làm nhiều lớp:

1. Da Full-grain (Hay vẫn gọi là da thuộc nguyên miếng)

Da top-grain là lớp trên cùng của bộ da. Lớp trên cùng này dày khoảng 1.0 -1.5mm và cũng là phần tốt và đẹp nhất của tấm da. Thông thường, lớp da này là nguyên thủy, không qua hoặc rất ít công đoạn gia công làm mặt, cắt hay mài mỏng bề dầy nên cho chất lượng rất cao, phân loại cao nhất trong tất cả.

cách phân biệt các loại da thuộc
cách phân biệt các loại da thuộc

2. Da Top grain (Hay vẫn gọi là da thuộc nguyên miếng)

Để làm đẹp hơn bề mặt, cũng như mài mỏng theo yêu cầu mong muốn của một số sản phẩm da, người ta cho ra đời dòng da Top-grain (da điều chỉnh) bằng một số phương pháp xử lý để phục vụ một sô sản phẩm đặc biệt yêu cầu chất lượng trung bình. Da nguyên liệu được để giữ nguyên trạng thái tự nhiên, không điều chỉnh hạt da.

Hầu hết các khách hàng ưa chuộng da điều chỉnh vì dễ lau chùi khi có đổ nước. Loại da này có lớp bảo vệ bề mặt và chống trầy xướctrong khi da nguyên trạng không có. Da nguyên miếng đặc tính rất bền, không bị nổ da trong quá trình sử dụng, và càng dùng da sẽ càng mềm mại hơn. Khi sử dụng quý khách nên lưu ý tránh để bề mặt da bị ma sát nhiều, đặc biệt ở các góc túi, ví để đảm bảo độ bền đẹp của sản phẩm.

Từ dòng da Top-grain, tùy theo từng loại và yêu cầu cụ thể mà người sản xuất cho ra nhiều dòng sản phẩm ứng dụng khác nhau như:  Nubuck leather, Embossed leather, Patent leather, Corrected grain leather.

cách phân biệt các loại da thuộc
cách phân biệt các loại da thuộc

3. Cách phân biệt các loại da thuộc như da tách lớp và phủ Split leather

Cuối cùng là dòng da tách lớp (có chất lượng thấp nhất), là lớp dưới của bộ da sau khi đã lấy đi phần da trên cùng. Nó có thể được xử lý thành da lộn hoặc da tách lớp & phủ bề mặt. Da tách lớp và phủ bề mặt (coatedsplit) thường cứng và kém bền hơn da top-grain. Do lớp da thật bên trong và lớp phủ nhân tạo bên ngoài có độ dãn nở khác nhau, nên trong điều kiện thời tiết nóng ẩm như ở VN, da vẫn có thể bị bong tróc, gãy nếp sau một thời gian sử dụng nhất định.

Độ bền của da tách lớp  phụ thuộc nhiều vào chất lượng của lớp phủ nhân tạo trên bề mặt da, điều này bằng mắt thường rất khó đánh giá. Tuy nhiên ưu điểm của da tách lớp và phủ bề mặt, là có thể tạo nên những tấm da có độ cứng nhất định, phù hợp để chế tác các loại túi, ví có form cứng, hộp rất thời trang.

Việc phân biệt các loại da thuộc sẽ giúp nhà máy xác định các dòng sản phẩm tương ứng cũng như phân loại chất lượng sản phẩm hay giá thành sản phẩm da để sản xuất giày da, túi xách, ví da, thắt lưng da dần trở nên phổ biến và được nhiều người ưa chuộng.

Đặc điểm của các loại da thuộc ngày nay

Da lợn: Lỗ chân lông hiện ra trên bề mặt tròn và thô, hơi nghiêng, cứ ba lỗ chụm lại với nhau. Trên mặt thấy khá nhiều những hình tam giác nhỏ, sờ tay vào thấy cứng, phẳng,rắn, thường dùng để làm giày dép da, vali và túi.

Da bò/ trâu: Da bò, lỗ chân lông có hình tròn, thẳng, không khít lại với nhau và phân bố đều. Còn da trâu thì lỗ chân lông to hơn, số lỗ ít hơn, mềm nhão hơn da bò, trông không được mịn và đẹp như da bò.

Da ngựa: Lỗ chân lông có hình bầu dục, không rõ ràng, to hơn lỗ chân lông của da bò, sắp xếp có quy tắc, trên mặt xốp mềm, tối màu. Dùng để làm vali, túi.

Da dê(sơn dương): Trên mặt da có những đường vân hình vòng cung mà trên đó có 2-4 lỗ chân lông to, xung quanh có những lỗ nhỏ. Mặt da trông mịn, thớ chặt, sờ vào thấy dẻo.

Da cừu: Mỏng, mềm, lỗ chân lông nhỏ li ti và có hình bầu dục, cứ mấy lỗ kết hợp với nhau thành hàng dài, phân bố đều khắp. Thường dùng làm túi xách.

Giả da: Bề ngoài sờ tay vào thấy giống như da dê, nhưng nhìn kỹ không thấy lỗ chân lông, đó là đồ gia công.

cách phân biệt các loại da thuộc
cách phân biệt các loại da thuộc

Từ khóa:

  • da thật phủ bóng
  • các loại da làm ví tốt nhất
  • da bò loại nào tốt
  • da bò thuộc

Nội dung liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button