Da thuộc

Tất tần tật những điều bạn cần biết về dụng cụ làm da

Dụng cụ làm da là những thứ bạn không thể thiếu để tự làm cho mình một sản phẩm da handmade. Cũng như những sở thích khác, làm túi da là một sở thích dễ gây nghiện nhưng cũng dễ nản lòng. May được một cái túi đẹp là sướng ghê lắm, càng sướng hơn khi lâu lâu lại có người hỏi “anh/ chị mua túi, ví ở đâu mà đẹp thế”. Thích thì thích đấy, nhưng làm đồ da handmade không hề đơn giản đâu nhé. Và nếu dù đã biết là sẽ khó khăn nhưng bạn vẫn quyết tâm “dấn thân”, thì hãy cùng chúng tôi tham khảo bộ dụng cụ làm da cần phải có nhé.

Dụng cụ làm da và các bước làm ví da cơ bản

Da thuộc không dễ may như vải, không phải chỉ cần kim chỉ kéo là may được.

Đầu tiên các bạn phải chọn được mảnh da phù hợp để làm ví. Vì giá thành của da thuộc không hề thấp nên trong khâu chọn da thuộc các bạn phải cân nhắc mảnh da đấy làm ví có được không, tránh trường hợp khi làm nên sản phẩm ví quá cứng hoặc giá thành quá cao không có người mua.

dụng cụ làm da
dụng cụ làm da

Tiếp theo các bạn phải tính toán kích thước của chiếc ví da định làm, cắt thành từng miếng kích thước chuẩn để khi lắp ráp lại ra một chiếc ví hoàn chỉnh.

Sau đó các bạn bắt đầu tiến hành xác định các đường chỉ để khâu nên chiếc ví, loại chỉ, loại đục sử dụng rồi đục các lỗ để khâu.

Sau khi khâu thành một chiếc ví các bạn hãy thỏa sức sáng tạo các hình trang trí để làm cho sản phẩm của mình thêm độc đáo, cá tính và hút khách hàng.

 Một công đoạn may túi, ví hay đồ bằng da thuộc bao gồm:

+ Đo và cắt các mảnh chuẩn xác đến từng centimet

+ Đục lỗ thẳng hàng với nhau, từng tấm một. Nếu loại da nào dày quá còn phải thêm một bước là làm mỏng từng đường để may cho dễ và không bị cộm.

+ Xâu chỉ qua lỗ để may như may áo – đương nhiên là có dùng kim.

+ Sau đó thì đập đập cho da dẹt bớt đi, hơ lửa, là nóng hay làm gì đó cho da thêm độc đáo thì tùy vào sở thích và thẩm mỹ của mỗi người.

Bộ dụng cụ làm da căn bản không thể bỏ qua

Khi mua các dụng cụ làm ví da các bạn nên tham khảo nhiều mẫu dụng cụ cùng một loại nhưng có xuất xứ khác nhau thì chất lượng sản phẩm cũng khác nhau. Các bạn nên mua các dụng cụ được sản xuất tại Nhật vì vừa có độ bền cao, sau khi sử dụng một thời gian dài vẫn đảm bảo sắc nhọn.

Tùy thuộc chất liệu của loại da các bạn dùng để làm ví để chọn các loại dụng cụ phù hợp, có loại da giòn cũng có loại da mềm, dai, lưỡi dao, mũi đục phải thích hợp để không làm hỏng cả mảnh da.

1. Hướng dẫn sử dụng chi tiết từng dụng cụ làm da

Có thể chia các món trong bộ dụng cụ làm da thành các kỹ thuật như sau:

+ Cắt da: Dao dọc giấy, dao lạng, Bảng cắt tự liền, Thước hợp kim

+ Đục da: Ke viền, lấy dấu, Đục lỗ da, búa cao su

+ Khâu da: Kim khâu da đầu tròn, chỉ sáp, Dùi nhọn

+ Xử lý cạnh: Gọt viền, Cây gỗ đánh cạnh, Keo se viền, sơn cạnh.

dụng cụ làm da
dụng cụ làm da

Các dụng cụ hỗ trợ khác: Bộ đục lỗ, Đóng đinh tán, đóng cúc bấm, Dao lạng mỏng da, Tool cắt sợ da, Bảng nhựa, Bút đánh dấu nhũ trên da, bút xoá vết nhũ, keo, sơn cạnh, sáp óng.

2. Các công cụ, dụng cụ làm da cơ bản để có sản phầm đồ da ưng ý

Để thực hiện được những bước trên cũng cần có những công cụ phụ trợ, xin giới thiệu cho bạn một số những công cụ cơ bản để bạn có thể làm ra một sản phẩm đồ da ưng ý.

dụng cụ làm da
dụng cụ làm da

– Nhóm dụng cụ làm da số 1: cắt da

+ Bảng cắt tự liền

Bảng cắt này sẽ không để lại vết cắt trên bảng. Bảng có độ đàn hồi cao, bạn có thể cuộn tròn khi di chuyển mà không cần gập tạo nếp gấp gãy bảng.

Dao được sử dụng kèm với bảng này là dao Rotary Cutter và thước cắt theo quy chuẩn quốc tế. Việc sử dụng bảng và công cụ đo chuẩn có thể giúp bạn hoàn thiện sản phẩm của mình một cách chỉn chu và tỉ mỉ nhất.

+ Thước kẻ

Có rất nhiều loại thước kẻ trên thị trường và nếu bạn muốn làm nhiều lần và nhiều loại thì tốt nhất bạn có thể có đủ bộ thước gồm: ê ke, thước thẳng, đo độ.

Nếu bạn chỉ làm chơi thì hãy tìm cái nào phù hợp với sản phẩm của riêng bạn. Thước kẻ cũng có nhiều loại khác nhau dựa theo nguyên liệu làm nên thước như thước sắt, thước nhựa, thước inox…

Lời khuyên dành cho bạn là nãy tìm cho mình một cây thước mà khi bạn cầm lên có cảm giác vừa tay và vừa với sản phẩm của bạn.

+ Dao rọc giấy

Dao rọc giấy của Nhật là một sự lựa chọn ưu tiên cho bạn. Loại dao này có đặc điểm mũi dao sắc và bền đồng thời không bị rung lắc như những loại dao của các hãng khác. Tùy vào ví tiền của mình bạn có thể chọn cho mình một con dao phù hợp.

– Nhóm dụng cụ làm da số 2: đục da

+ Bút lấy dấu

Bút chì kim tuyến hay bút chì đầu nhỏ là 2 loại bút được dùng để lấy dấu phổ biến trong việc làm đồ da. Bạn cũng có thể sử dụng các loại bút khác để thay thế. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không được sử dụng bút bi do hầu như các loại da khi dùng bút bi lấy dấu cực kỳ khó để tẩy vết đi.Bút chì đầu to cũng hẹn chế dùng vì nhiều loại ra sau khi tẩy vết chì sẽ khiến da trở nên xấu và có thể hỏng.

+ Cây bấm lỗ

Thường đẻ bấm tạo nấc đai cho thắng lưng, dây túi. Cây bấm lỗ có nhiều kích cỡ khác nhau dùng cho nhiều kích cỡ khuy cài khác nhau.

Để làm ra một sản phẩm đồ da không khó, nhưng để làm ra một sản phẩm đồ da với chất lượng không phải là một điều dễ dàng. Không chỉ đòi hỏi người thợ làm đồ da có tay nghề cao mà còn phải có những dụng cụ chuyên dụng khác.

+ Cây đục lỗ

Trong các loại dụng cụ trong lĩnh vực đồ da thủ công, có thể nói đục là một trong những dụng cụ quan trọng nhất. Rất khó khi xỏ kim qua nhiều lớp da và đường may cũng khó có thể đẹp được nếu không sử dụng đục.

dụng cụ làm da
dụng cụ làm da

Đục trám ở Việt Nam thường có 2 nguồn, hàng Trung Quốc và hàng Nhật. Ở đục trám, có 2 thông số cần chú ý như sau:

  • Bước răng: khoảng cách giữa tâm 2 mũi đục liên tiếp nhau. Thông thường có các bước 3mm, 4mm, 5mm, 6mm. 1 số bước đặc biệt như 3,5mm, 4,5mm, 5,5mm,..Bước răng càng nhỏ thì mũi chỉ nhìn càng nhỏ, tùy theo loại sản phẩm mà chọn bước răng phù hợp. Các sản phẩm nhỏ như dây đồng hồ, ví,..thông thường chọn 3mm, những sản phẩm lớn như túi, thắt lưng thì chọn các bước răng lớn hơn.
  • Kích thước răng: khoảng cách giữa 2 lưỡi của mũi đục được chiếu vuông góc. Có các kích thước 1,5mm, 2mm, 2,5mm, 3mm. Kích thước của lỗ xỏ kim quyết định bởi kích thước răng, lỗ càng lớn thì dùng chỉ càng lớn và ngược lại. Thông thường răng có kích thước 1,5mm dùng chỉ 0,35-0,5mm, 2mm dùng chỉ 0,6-0,8mm, 2,5mm dùng chỉ 0,8-1mm,.. Đục trám thông thường của chúng ta sử dụng có kích thước răng từ 2-2,5mm nên chọn chỉ may nhỏ sẽ có cảm giác lỏng lẻo, hở lỗ làm giảm đi sự tinh tế cho sản phẩm.

Các loại đục trám thông dụng trong đồ da handmade

Chắc hẳn với những người mới bắt đầu tìm hiểu về đồ da thủ công sẽ băn khoăn không biết nên mua và sử dụng loại đục gì cho sản phẩm của mình. Và từng loại đục sẽ phù hợp cho loại sản phẩm nào. Ở bài viết này Dolio chia sẻ 3 loại đục trám thông dụng cho người mới bắt đầu tìm hiểu về đồ da thủ công.

Do da thật khá dày nên trước khi khâu các miếng da với nhau chúng ta phải sử dụng đục để đục lỗ trên bề mặt da trước khi khâu. Và công cụ thông dụng và dễ sử dụng nhất là đục trám. Đục trám cũng có nhiều loại với các khoảng cách lỗ đục và độ rộng lỗ đục khác nhau.Đục trám 4mm

BỘ ĐỤC TRÁM 4mm

Đây là loại đục thông dụng dễ sử dụng nhất cho người mới bắt đầu làm đồ da.

+ Khoảng cách các lỗ đục 4mm

+ Bề rộng lỗ đục 1.5mm

Do khoảng cách giữa các lỗ đục 4mm vì thế rất dễ dàng trong việc tính toán kích thước sản phẩm. Loại đục này có thể sử dụng thích hợp cho các loại sản phẩm vừa đến lớn như ví và túi. Với bề rộng lỗ đục 1.5mm nên phù hợp với các loại chỉ có đường kính thông dụng 0.45 và 0.5.

Với các sản phẩm nhỏ hơn như dây đồng hồ thì đục 4mm chưa được tinh tế.

BỘ ĐỤC TRÁM 3mm cán vuông

Đây là loại đục tương tự đục trám 4mm tuy nhiên khoảng cách lỗ đục nhỏ hơn.

+ Khoảng cách lỗ đục 3mm

+ Bề rộng lỗ đục 1mm

Loại đục này có khoảng cách lỗ đục 3mm vì thế có thể sử dụng cho hầu hết các loại sản phẩm từ dây đồng hồ, ví , túi. Tuy nhiên do bề rộng lỗ đục khá nhỏ chỉ 1mm vì thế nên sử dụng loại chỉ có đường kính lớn nhất là 0.45. Không nên sử dụng loại chỉ lớn hơn 0.45 sẽ làm lỗ đục bị nhăn khi khâu mất thẩm mỹ.

BỘ ĐỤC TRÁM 3mm CÁN TRÒN

Đây là loại đục cao cấp hơn 2 loại trên

+ Khoảng cách lỗ đục 3mm

+ Bề rộng lỗ đục 1.5mm

Loại đục này kết hợp được cả 2 ưu điểm của 2 loại đục trên. Khoảng cách lỗ đục 3mm phù hợp với mọi loại sản phẩm. Mặt khác bề rộng lỗ đục 1.5mm vì thế phù hợp các loại chỉ 0.45 đến 0.5 thông dụng. Đường chỉ khâu bề mặt da không bị nhăn tức.

Tấm lót

Được sử dụng để bảo vệ các công cụ khi đục lỗ không bị cùn hay sứt mẻ đầu đục. Hiện nay trên thị trường có tấm ván lót bằng da nén, tấm ván lót bắng cao su hay tấm ván lót bằng gỗ.

– Nhóm dụng cụ làm da số 3: khâu da

Kim chỉ

Kim: Kim khâu da là loại kim đầu tù khác với những loại kim thông thường. Đặc điểm của loại kim này cứng hơn để có thể xuyên qua tấm da.

Chỉ: Chỉ khâu dùng để làm đồ da gồm 2 loại: chỉ se sẵn và chỉ nilon tự se. Có thể se chỉ bằng cách bôi sáp ong vào chỉ, như vậy, chỉ sẽ bền và trơn hơn có thể dễ dàng xuyên qua lớp da dầy.

– Nhóm dụng cụ làm da số 4 : Xử lý cạnh

Keo dán

Nếu bạn là một người tỉ mỉ và khéo tay, bạn có thể sử dụng keo con chó, loại keo thông dụng nhất nhưng rất khó bóc ra nếu dán bị lệch. Tuy nhiên, với những người mới bắt đầu thì nên sử dụng mủ cao su, keo sữa hoặc băng dính 2 mặt. Hai loại này là sự lựa chọn tối ưu cho bạn bởi ưu điểm nó không quá dính nên bạn có thể bóc ra và dán lại một cách dễ dàng. Tuy nhiên, cái gì cũng có 2 mặt của nó, vì dễ bóc ra hơn nên chất lượng túi cũng không phải là hoàn hảo nhất.

Búa

Có 4 loại búa phổ biến hiện nay: búa sắt, búa gỗ, búa cao su, búa 2 đầu. Hiện hay, búa cao su và búa 2 đầu đang được sử dụng phổ biến nhất do búa cao su thường được dùng để đóng phẳng sau khi may. Búa sắt ít được sử dụng hơn do được làm bằng sắt khiến chiếc búa cầm lên bị nặng tay và nhanh mỏi.

dụng cụ làm da
dụng cụ làm da

Đa phần toàn là những kỹ thuật hết sức cơ bản, tuy nhiên nắm vững được các kỹ thuật vận dụng vào từng sản phẩm với sự tỉ mỉ, cẩn thận và một chút sáng tạo theo cách riêng các sản phẩm của các bạn sẽ trở nên vô cùng đặc biệt mà không đụng hàng.

Các tìm kiếm liên quan đến dụng cụ làm da

  • dụng cụ làm đồ da chuyên nghiệp
  • thanh lý bộ dụng cụ làm đồ da
  • bộ dụng cụ làm đồ da thủ công
  • thanh lý dụng cụ làm đồ da
  • bộ dụng cụ làm đồ da cơ bản

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button