Cách nhận biết các loại chất liệu da bò thuộc cơ bản
Tiêu đề nội dung
Hình ảnh da bò thuộc ngày càng xuất hiện nhiều trên thị trường Việt Nam. Bạn dễ dàng bắt gặp một chiếc túi xách bằng da bò hay một chiếc ví, chiếc thắt lưng da thiết kế từ da bò thuộc nhập ngoại,… Điều này đã chứng tỏ rằng người tiêu dùng Việt luôn rất ưa chuộng dòng sản phẩm làm từ da bò thuộc. Nhưng da bò thuộc là gì? Đó vẫn là một câu hỏi cần lời giải đáp. Đừng băn khoăn về câu hỏi chất liệu da bò thuộc là gì? Hãy trực tiếp cảm nhận và trải nghiệm sản phẩm da bò nhập khẩu cao cấp hàng đầu để hiểu rõ loại mặt hàng này là gì.
Chất liệu da bò thuộc là gì?
Nếu bạn băn khoăn da bò thuộc là gì hãy bắt đầu từ khái niệm da thuộc. Da thuộc được hình thành thông qua quá trình thuộc da từ da của một số loại động vật như da bò, da dê, da cừu, da trâu, cá sấu,… Hiểu một cách đơn giản quá trình thuộc da đó là các công đoạn làm sạch da, ngâm tẩm hóa chất, quay mềm, nhuộm màu (nếu cần) cho các loại da động vật.
Các loại da bò thuộc phổ biến nhất hiện nay
1. Da bò vân (da full aniline)
2. Da bò sáp (da pull up aniline)
3. Chất liệu da bò hạt (pigmented)
Đây là loại da sau khi được xử lý để giảm thiểu những lỗi tự nhiên khó tránh trên những vết trầy xước . Sau tất cả công đoạn da được lên màu bằng cách phủ 1 lớp sắc tố đục và dập nổi bằng mẫu hạt nhằm đảm bảo tính đồng nhất màu sắc và chống phai màu.
4. Da bò trơn (Semi-ANILINE)
Một số loại chất liệu da thuộc thông dụng nhất
- Da bò chiếm hầu hết trên thị trường hiện nay. Da bê non có vân mịn, trọng lượng nhẹ, chủ yếu để làm những loại giày cao cấp và ví, túi xách sang trọng. Da dê dù già hay non đều rất mịn.
- Da ngựa thường dùng làm giầy, áo da và các dụng cụ thể thao.
- Da lợn được lấy từ những con lợn đã trưởng thành.
- Da chuột túi – bền nhất trong các loại da thú – được sử dụng làm giầy và gậy chơi bóng.
- Da cá sấu dùng làm giầy, túi xách, vì tiền và vali.
- Da rắn, da thằn lằn cũng có thể được dùng làm giầy, túi,vali.
Kỹ thuật thuộc da bò được thực hiện như thế nào?
Để tạo ra da thuộc phải trải qua giai đoạn sơ chế chuẩn bị cho tấm da sạch, mềm và dễ thẩm thấu các chất hóa học hay tự nhiên sẽ được sử dụng để biến tấm da sống thành da thuộc dùng trong thời trang, may mặc và nhiều ngành công nghiệp khác.
Đầu tiên, da được lóc cẩn thận khỏi các thớ thịt và mỡ, rồi được phân loại cẩn thận theo chủng loại da và chất lượng. Sau đó da được ngâm dể giũ sạch các chất bẩn.
Tiếp theo, sử dụng một loại vôi nước để tẩy lông đồng thời loại bỏ một số chất đạm, sợi trong da và thay đổi ít nhiều cấu trúc của da để da thẩm thấu tốt hơn trong những hóa chất sẽ được sử dụng trong các khâu kế tiếp.
Sau đó, da được xử lý qua hóa chất (tùy vào nơi sản xuất từ đó mà quyết đinh chất lượng, tuổi thọ, đồ mềm dẻo của da).
Cuổi cùng, da được phơi ráo nước, bôi dầu, phơi khô, nhào cho mềm và đều dầu, cán phẳng và nhuộm màu (nếu cần).
Từ khóa:
- Chất liệu da
- Simili giả da giả bảo nhiều
- Chất liệu da bò
- Da PU và da simili
- Các chất liệu da làm túi