Cách làm sạch đồ da cũ, bị móc, sần chuẩn nhất!
Tiêu đề nội dung
Làm sạch đồ da với bị bám bụi bằng khăn, vải hoặc bàn chải đánh răng mỗi khi sử dụng xong, da bị móc thì chỉ cần làm sạch bằng giấm, trường hợp da bị xướt, bạn có thể dùng vaseline hoặc xi chuyên dụng đánh lên bề mặt da nhé!
4 vấn đề thường gặp khi sử dụng đồ da là
Da bị đổi màu sau một thời gian sử dụng
Da bị đổi màu sau một thời gian sử dụng là vấn đề phổ biến, hay gặp nhất khi dùng ví da, cặp da, thắt lưng da, cụ thể da bị đổi màu có thể do các nguyên nhân sau
- Thứ nhất, trong quá trình sử dụng, việc lười lau chùi sản phẩm khiến sản phẩm bị bám bụi trên bề mặt, da sẽ không còn sáng bóng được như trước nữa.
- Thứ 2 là, có thể trong khi sử dụng, bạn vô tình để mực bút hay dầu mỡ dính vào. Bạn sẽ cuống cuồng đi tẩy, lau chùi. Tuy nhiên, do cách mà bạn lau chùi tẩy rửa hoàn toàn không đúng và hiệu quả, ngược lại nó làm bay màu của da đi. Chưa kể loại khăn bạn dùng có thể chứa hóa chất tẩy rửa sẽ khiến cho sản phẩm không chỉ bay màu mà còn bóng tróc da.
- Thứ 3, do cơ địa của người dùng đồ. Do cấu trúc cơ địa mà một số người có tuyến mồ hôi hoạt động nhiều hơn bình thường khiến lượng mồ hôi tiết ra lớn. Và trong mồ hôi có chứ muối, dầu dẫn đến da bị hư hại về cấu trúc và bụi bẩn bảo vào bề mặt do dầu.
- Cuối cùng, một số loại da có chất lượng không tốt nên trong quá trình sử dụng sẽ không được đánh giá cao so với loại da có mức giá ở phân khúc cao hơn. Hãy cân nhắc khi lựa chọn sản phẩm cho mình.
Da bị ẩm mốc
Chất liệu da nói chung và sản phẩm chế tác da nói riêng, rất dễ bị ẩm mốc khi dính nước hay khi bảo quản không tốt với việc để đồ da tại nơi có độ ẩm cao như nền nhà, góc tối ẩm ướt.
Nhất là vào thời điểm mùa mưa, độ ẩm không khí tăng cao đồ da hấp thụ lượng ẩm cao và dễ mốc meo.
Lưu ý: Những vế mốc thường xuất hiện tại các đường viền, ven đường chỉ của sản phẩm.
Da bị phồng rộp, bong tróc
Việc da bị bong tróc trong quá trình sử dụng rất hiếm khi xảy ra với đồ da thật khi người dùng bảo quản đúng cách. Tuy nhiên, không có gì là hoàn toàn chắc chắn cả. Nguyên nhân chủ yếu do da bị phồng rộp dẫn đến bong tróc là do da không thoát ẩm được dẫn đến phồng rộp. Da sau khi được khai thác và thuộc da, da thuộc là da đã chết. Tuy nhiên, da vẫn giữ được cấu trúc và cơ chế thoát ẩm của da. Tuy nhiên, cơ chế thoát ẩm này chỉ là một phần.
Khi da đã thuộc mà phải tiếp nhận một lượng lớn độ ẩm xâm nhập, lớp da thuộc không thể thoát ẩm hoàn toàn như da tự nhiên. Khi đó, những vị trí bị ẩm sẽ bị mốc, phồng rộp từng đốm và dẫn đến bong tróc hay còn gọi là nổ da.
Da bị xước, bị rách
Nguyên nhân chủ yếu do trong quá trình sử dụng bị cọ xát hay va chạm với các vật sắc nhọn.
Bảo quản đồ da thế nào đúng?
1/ Làm sạch đồ da bị bám bẩn
Trong quá trình sử dụng không thể nào tránh khỏi việc bám bụi bẩn mỗi khi sử dụng đồ da. Việc để bụi bám bẩn lâu sẽ dẫn đến việc lau chùi khó hơn và bay màu da, khiến cho màu da không được sáng và tự nhiên như trước.
Vậy nên, bạn cần chủ động lau chùi bề mặt da thường xuyên trước và sau mỗi lần sử dụng bằng vải khô, mềm hoặc sử dụng các chất lau chùi chuyên dụng.
Tùy từng vết bẩn khác nhau và chất liệu khác nhau mà áp dụng các cách lau chùi khác nhau để làm sạch.
Dưới đây là cách làm sạch vết bẩn trên bề mặt da trơn bóng. Đây là loại da không thấm nước hoặc có nhưng không nhiều do được phủ một lớp bóng trong quá trình chế tác. Việc xử lý vết bẩn được thực hiện theo trình tự như sau:
Sử dụng một chiếc bàn chải đánh răng cũ, chải đều lên vị trí dính bẩn. Sau đó sử dụng một miếng vải khô mềm lau qua hết những lớp bụi bẩn bám bên ngoài. Tiếp đó, sử dụng miếng vải ẩm thoa một ít nước rồi lau sạch, nên kết hợp với một chút nước tẩy rửa chuyên dụng. Với các vết bẩn từ muối, sử dụng giấm sẽ tốt hơn so với nước thông thường.
Đối với chất liệu da nhám, da lộn, bề mặt da này rất dễ bám bụi và hút ẩm. Cũng bắt đầu với việc sử dụng bàn chải đánh răng và khăn khô chải đều và lau sách các bụi bẩn cơ bản bám bên ngoài. Sau đó thay vì việc sử dụng nước thông thường và dung dịch tẩy rửa chuyên dụng thì nên sử dụng xi chuyên dụng. Xi được tạo thành từ hợp chất dầu, sáp an toàn với da thô.
Lưu ý lau hết những phần xi thừa khi đánh còn xót lại. Đối với các vết mực bút bi, bạn nên sử dụng chanh giấm hoặc các chất tẩy chuyên dụng để làm sạch đồ da.
2/ Lách làm sạch đồ da mốc
Khi có dấu hiệu của ẩm mốc trên các sản phẩm đồ da, bạn nên bình tĩnh và xử lý theo cách sau đây:
Sử dụng một chiếc khăn có chấm một vài giọt giấm hoặc nước cốt chanh rồi thoa đều lên vùng có xuất hiện dấu hiệu bị ẩm mốc. Có thể thay thế giấm và chanh bằng dầu thông, dầu thông có tác dụng đánh bay bẩn mốc.
Ngoài ra bạn có thể sử dụng chất tẩy rửa chuyên dụng để làm sạch. Tuy nhiên cần thử tác dụng phụ của chất tẩy chuyên dụng này trước khi trực tiếp trên bề mặt da.
3/ Cách xử lý các vết xước trên bề mặt da
Với các vết trầy xước nhỏ xảy ra trên bề mặt da, bạn có thể xử lý bằng cách thoa một lớp dầu vaseline hoặc dầu bóng vào vị trí bị xước hoặc xử dụng lát khoai tay thoa đều vào vị trí bị xước. Vết xước sẽ nhanh chóng mờ đi và biến mất.
Nếu như cách xử lý trên vẫn chưa thể khắc phục được tình hình của bạn thì bạn nên mang sản phẩm của mình đến cửa hàng để được hỗ trợ một cách nhanh chóng nhất.
Cách xử lý đối với sản phẩm bị bong tróc và phồng rộp
Đối với việc sản phẩm bị phồng rộp hoặc có hiện tượng bong tróc thì không có cách nào hiệu quả bằng việc bảo quản sản phẩm. Đối với việc sản phẩm của bạn đã có dâu hiệu bị phòng rộp thì việc bạn nên làm là mang sản phẩm đến cửa hàng để được hỗ trợ một cách thuận tiện nhất.
Đánh bóng đồ da bằng gì, thế nào đúng?
Với chất liệu da thì khi càng sử dụng thì da càng bóng, tuy nhiên độ bóng của da không đồng đều sẽ khiến cho đồ da của bạn trông thiếu thẩm mĩ. Vậy hãy áp dụng những cách sau đây để có độ bóng hoàn hảo nhất nhé.
Cách 1
Đây là một trong những cách tự nhiên mà lại hiệu quả nhất để làm bóng sản phẩm da. Chỉ với việc sử dụng lòng bàn tay xoa đều lên bề mặt da của sản phẩm. Sản phẩm sẽ có độ bóng như ý.
Cách 2
Sử dụng một miếng vải cotton mềm, nhúng một chút sữa tươi. Nên sử dụng sữa tươi có đường để có hiệu quả tốt hơn. Sau đó xoa đều lên bề mặt da và lấy vải khô lau sạch sản phẩm.
Cách 3
Sử dụng dầu bóng, kem, xira để đánh bóng sản phẩm. Sử dụng một lượng vừa đủ dầu xoa đều, để vài phút để dầu thấm rồi lau lại bằng khăn khô.
Với những chia sẻ về những vấn đề thường gặp khi sử dụng đồ da và tips làm sạch, bảo quản ví da, bóp, thắt lưng, túi xách da mà Mecy.vn vừa chia sẻ, hy vọng bạn đã biết cách giữ cho món đồ của mình luôn bóng, đẹp rồi nhỉ. Chúc bạn thành công!
từ khóa
- cách làm sạch túi da bị mốc
- cách làm sạch túi da bị bẩn
- làm mới túi da bị sờn
- dung dịch làm sạch túi da