Tổng quan kiến thức cơ bản về các loại da thuộc mà bạn nên biết
Tiêu đề nội dung
Da thuộc là loại chất liệu được sử dụng cực kỳ phổ biến, nhất là ngành thời trang. Tuy nhiên trên thực tế không phải ai cũng hiểu rõ da thuộc là gì? Cách phân loại các loại da thuộc phổ biến hiện nay?,… Do đó, hãy cùng Quang tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.
Tổng quan về các loại da thuộc
1. Full Grain – Da lớp 1/da cật
Là lớp trên cùng của da và được giữ nguyên trạng thái nguyên bản của da mà không có bất cứ hành động chà nhám, đánh bóng bề mặt nào… Đây là loại da có chất lượng tốt nhất, và chỉ những chú bò được chăm sóc trong môi trường nghiêm ngặt, vệ sinh sạch sẽ mới có thể tránh những vết sẹo do ghẻ, cọ mình vài dây gai, xương rồng hay vết cắn của côn trùng… mới được sử dụng da làm da full Grain.
Da Full Grain giữ được nguyên vẹn các hạt da, lớp biểu bì trên cùng của da nên rất tự nhiên và bền. Bề mặt da vẫn còn thẩm thấu của lỗ chân lông nên Full Grain nếu sử dụng làm giầy thì rất thoáng chân đặc biệt trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Full Grain sử dụng làm túi thì rất sang trọng, khi sử dụng sẽ sản sinh ra một lớp patina tự nhiên khiến cho sản phẩm có “mầu thời gian, bóng mềm và rất êm mịn.
Tùy thuộc vào cách xử lý nhuộm và phủ bảo vệ cho da mà Full Grain lại chia thành:
– Full Grain Aniline – Da mộc lớp 1: Là loại da chỉ nhuộm thấu, không phủ bề mặt 100% tự nhiên.
– Full Grain Semi-Aniline – Da lớp 1 tự nhiên: Là loại da nhuộm thấu và phủ nhẹ polymer bề mặt để giảm bám bẩn và thấm nước, vẫn có độ thẩm thấu tự nhiên.
– Full Grain Protected Leather (Pigmented Leather) – Da lớp 1 phủ bảo vệ: da có bề mặt được phủ lớp polymer dầy hơn, không còn độ thẩm thấu tự nhiên nhưng ưu điểm là chống bám bẩn và chống thấm.
Đồ da full Grain bạn sở hữu có một vài sẹo nhỏ, một vài vết côn trùng cắn hay vết hằn của nếp da? Đừng vội cho rằng nó không hoàn hảo, thực ra với rất nhiều người, bạn đang sở hữu món đồ da rất đáng giá.
2. Corrected Grain – Da lớp 1 tạo bề mặt
Là lớp 1 của da bò nhưng bề mặt được xử lý chà, mài để loại bỏ đi sự không hoàn hảo của miếng da như sẹo lành, nốt trầy… trước khi phủ một lớp bề mặt được tạo hình giống các hạt da tự nhiên. Đây là loại da được sử dụng phổ biến trong các sản phẩm cao cấp. Nó bền, đều mầu và hoàn hảo. Vì là da lớp 1, nên khi sử dụng da vẫn tạo ra lớp Patina (mầu tự nhiên) để tạo nên sự đẳng cấp và sang trọng cho sản phẩm đồ da.
3. Top Grain – Da lớp 2
Top Grain Leather là loại da có chất lượng thứ 2 sau Full Grain, được tạo ra khi tách bỏ một phần lớp da trên cùng nên loại da này khá bền. Bề mặt Top Grain được trà đi trà lại nhiều lần cho thật mịn, láng một lớp phủ bề mặt và tạo hình hạt da, vân kẻ… theo ý đồ của nhà sản xuất.
Da Top Grain không sản sinh ra lớp patina tự nhiên trong quá trình sử dụng nên với các sản phẩm làm bằng da Top Grain, các nhà sản xuất thường tạo một lớp bề mặt nhân tạo rất mượt, láng đều và tạo cảm giác mềm mại như lớp da Full Grain khi tiếp xúc. Do được phủ một lớp bề mặt nên da Top Grain chống bám bẩn tốt hơn, không thấm miễn là lớp phủ bề mặt vẫn nguyên vẹn. dụng.
Đây cũng là loại da có chất lượng tốt và được sử dụng rất phổ biến trong các sản phẩm thời trang và gia dụng.
4. Genuine Leather/suede – Da lớp 3
Lớp thứ 3 của da là loại da có chất lượng thấp nhất trong tất cả các sản phẩm làm từ da thật. Genuine Leather – da lớp 3 mất đi toàn bộ lớp kết cấu bền chắc nhất của da nên nhà sản xuất thường sử dụng keo và chất tạo bề mặt để để trông nó giống với da Top Grain hay Full Grain. Genuine Leather khi không sử dụng lớp tạo bề mặt thì được gọi là da lộn.
5. Bonded Leather / da cán
Da cán là loại da sử dụng bụi và bào da của da thật trộn với keo, ép lại với nhau và phủ một lớp polymer (thường là khá dầy) để tạo bề mặt giống như các loại da lớp trên. Việc sử dụng da cán làm giảm rác thải trong quá trình sử dụng da thuộc, tác động tốt đến môi trường. Tuy nhiên, loại da này có sức bền kém, khó tạo được độ sang trọng cho đồ da.
Da cán không được xếp vào loại da thật, tuy nhiên do thành phần của nó vẫn bao gồm da thật nên nếu sử dụng lửa để thử đốt cháy, da vẫn tạo ra mùi khét đặc trưng. Vì vậy, LECAS xếp chúng vào đây để bạn có thêm thông tin để phân biệt khi lựa chọn cho mình những sản phẩm da yêu thích.
Ngày nay, các nhà sản xuất quá xuất sắc trong việc tạo ra lớp phủ bề mặt nên nếu những người bán hàng không hiểu rõ về da hoặc thiếu khách quan khi tư vấn cho khách hàng thì việc nhận biết chất lượng các loại da sẽ giúp các bạn hiểu rõ giá trị thực sự của món đồ da mình chọn lựa.
Đặc điểm của các loại da thuộc
1. Các loại da lợn
Là loại da phổ biến và có giá thành rẻ, da lợn dễ dàng nhận biết bởi lỗ chân lông hiện ra trên bề mặt tròn và thô, hơi nghiêng, cứ ba lỗ chụm lại với nhau. Trên mặt thấy khá nhiều những hình tam giác nhỏ, sờ tay vào thấy cứng, phẳng, rắn, thường dùng để làm giày dép da, vali và túi xách.
2. Các loại dabò/ trâu
Thường thì 2 loại da này rất khó phân biệt bằng mắt thường. Quan sát kỹ, da bò có lỗ chân lông hình tròn, thẳng, không khít lại với nhau và phân bố đều.
Da bò gồm nhiều loại khác nhau như: Da bò hạt, da bò vân, da bò sáp, da bò trơn…
Còn da trâu thì lỗ chân lông to hơn, số lỗ ít hơn, mềm nhão hơn da bò, trông không được mịn và đẹp như da bò.
Da bò có giá thành cao hơn da trâu. Hai loại da này đều được dùng làm giày, dép da, ví…
Nhưng bạn cũng đừng vội vàng cho rằng da bò là phải mịn không tì vết nhé. Chỉ có simili mới thế thôi. Da bò nếu là loại da bò sáp thì sẽ mịn, nhưng nhìn kỹ vẫn có lỗ chân lông. Còn da bò hạt thì rõ lỗ chân lông, trông sần sùi hơn nhiều, gần như da trâu nhưng không to bằng thôi.
Người còn có lỗ chân lông to hay nhỏ, da bò da trâu cũng vậy, con này lỗ chân lông to hơn con kia là chuyện bình thường. Nhưng chắc chắn một điều là lỗ chân lông và độ sần của da bò không bằng da trâu
3. Các loại da ngựa
Lỗ chân lông có hình bầu dục, không rõ ràng, to hơn lỗ chân lông của da bò, sắp xếp có quy tắc, trên mặt xốp mềm, tối màu. Dùng để làm vali, túi.
4. Các lọa da dê (sơn dương)
Trên mặt da có những đường vân hình vòng cung mà trên đó có 2 – 4 lỗ chân lông to, xung quanh có những lỗ nhỏ. Mặt da trông mịn, thớ chặt, sờ vào thấy dẻo. Thường dùng dể làm bao tay, túi xách, đồ mặc đi săn.
5. Các loại da cừu
Mỏng, mềm, lỗ chân lông nhỏ li ti và có hình bầu dục, cứ mấy lỗ kết hợp với nhau thành hàng dài, phân bố đều khắp. Da cừu thường được sử dụng làm túi xách hoặc áo.
6. Các loại giả da
Đây là loại da gia công với bề ngoài sờ tay vào thấy giống như da dê, nhưng nhìn kỹ không thấy lỗ chân lông. Loại da này có mùi và độ bóng đặc trưng của nhựa nên ta có thể dễ dàng phân biệt được với da thật. Da giả khó lau chùi, màu sắc đa dang và khi kéo bạn sẽ có cảm giác hơi giãn ra gần giống như kéo thun.
Ngoài ra, bạn cần chú ý để không phải mua nhầm loại da đã được làm lại, tức là da chồng từng lớp lên nhau. Da nguyên tấm, da gốc ban đầu ở vết cắt sẽ nhìn thấy ngay, không bị xếp lớp. Còn da làm lại người ta xếp chồng các lớp lên với nhau, có thể còn có màu khác nhau giữa các lớp nữa.
Cách nhận biết các loại da thật và da giả
Chất liệu giả da thông thường có hai loại chính: simili và PU. Với simili, bạn có thể dễ dàng nhận biết bởi chất liệu này giá rẻ, cứng, được phủ một lớp polyeste trên bề mặt nên rất bóng, thường được may làm hàng chợ. Riêng PU thì dễ gây nhầm lẫn hơn, bởi đây là chất liệu giả da cao cấp, mềm mại gần giống da thật. Tuy nhiên, bản chất PU vẫn là dạng hợp chất tổng hợp nhân tạo nên có thể bong tróc theo thời gian.
1. Nhận biết qua mùi da -các loại da
Da thật có mùi ngai ngái,còn da giả thì có mùi ni lông hoặc có mùi của chất hóa học (giống mùi nhựa hoặc mùi sơn, xăng thơm). Khi hơ lửa sản phẩm da: Nếu là da thật miếng da bị cháy xém và có mùi khét của hợp chất hữu cơ (mùi giống thịt nướng ), còn giả da thì vón cục có mùi khét giống như đốt túi nilon.
2. Làm ướt sản phẩm
Nhỏ một vài giọt nước lên bề mặt da. Nếu là da thật thì sau một vài phút, bạn sẽ thấy vệt nước lan rộng ra, thấm vào da vì da thật luôn hấp thu độ ẩm. Còn simili sẽ không thấm nước.
3. Quan sát bằng mắt
Bề mặt da thật hơi ráp, có các đường vân của da rất tự nhiên hoặc có những vết lồi lõm, tùy theo kỹ thuật thuộc và gia công mà bề mặt da sẽ có độ phẳng, mềm… tuy nhiên vẫn còn để lại dấu vết gồ ghề tương đối. Trên bề mặt da thật, nhìn kỹ sẽ có những lỗ chân lông nhỏ, có thể nhìn thấy bằng kính lúp thông thường, không có vết nứt hay vết rạn.
4. Ấn lên bề mặt da
Dùng ngón cái và ấn mạnh lên bề mặt sản phẩm, nếu là da thật, sẽ để lại vết lõm xung quanh ngón tay cái của bạn. Tuy nhiên, khi bạn bỏ tay ra, vết lõm sẽ mất đi chứng tỏ độ đàn hồi của bề mặt da thật. Còn với da giả, các loại da tổng hợp sẽ không thể có được độ đàn hồi này.
Bạn có thể dùng đầu ngón tay tỳ mạnh lên da rồi kéo một đường và cảm nhận, nếu da giả thì kéo tay rất nhẹ nhàng còn da thật do có độ đàn hồi và ma sát cao nên nên đầu ngón tay khó di chuyển hơn.
5. Màu sắc – các loại da
Màu của da giả luôn tươi sáng và có nhiều màu sắc đa dạng, còn màu da thật thì tối màu sắc tự nhiên hơn.
6. Về tổng quan
Nếu là chất liệu giả da, bạn sẽ cảm nhận được độ trơn láng nổi cộm của lớp nhựa được tạo bởi các chất liệu tổng hợp. Điều này sẽ rõ ràng hơn khi bạn chạm bề mặt này vào mùa đông, bạn sẽ cảm thấy lạnh. Còn da thật thì bạn sẽ cảm nhận được độ mềm và mịn màng bất cứ lúc nào bạn chạm vào. Hơn nữa, da thật không bao giờ cho cảm giác mát lạnh ngay cả trong mùa đông.
Da thật khi chưa thành phẩm thường có kích thước nhỏ và có hình dáng theo hình dáng của loài động vật cho ra loại da đó, thường loằn ngoằn và không vuông vức, da giả thường có kích thước tấm da rất lớn và vuông vức.
Mặt trong của da thật hầu như để trần, còn da giả thì có miếng lót, có lớp giấy bìa định hình. Các sản phẩm giả da thường được lót vải hoặc dạng chỉ đan xen nhau được ép mặt sau của da
7. Nhận biết sau một thời gian sử dụng – các loại da
Da thật để một thời gian, màu sẽ bớt đi độ tươi, hơi xỉn. Khi đó, bạn lau sạch và thoa lên một ít kem dưỡng da hoặc xi không màu thì bề mặt sản phẩm da thật sẽ tươi màu và mềm mại ngay. Da giả ít thay đổi màu sắc hoặc ko bị tác động nhiều bởi các loại xi hay kem dưỡng da .
Các sản phẩm da thật nhất là túi xách da bò lúc mới thì cứng, nhưng càng dùng càng mềm. Ví da giả thì sẽ rất nhanh bị khô, rạn nứt.
Quy trình thuộc da cơ bản bạn nên biết
Da sản xuất từ những con vật bị giết lấy thịt như: da Bò, Trâu, Dê, Cừu non, Nai, cá Sấu, Đà Điểu và điều này được thực hiện tại các xưởng thuộc da hoặc các công ty sản xuất da thuộc với mục đích ban đầu vì họ không muốn vứt bỏ đi lớp da này vì thế họ tìm mọi cách quy trình thuộc da để tận dụng nhằm tái sử dụng nó.
1. Các phương pháp sử dụng khoáng chất
Da thuộc bằng Crom (Chrome-tanned leather). Phương pháp này tạo ra sản phẩm có màu xanh do có Crom và cũng tạo ra được nhiều màu khác. Phương pháp này chỉ mất khoảng 1 ngày để hoàn thành do đó làm cho phương pháp này trở nên phổ biến. Có báo cáo cho biết phương pháp này chiếm tới 80 % nguồn cung toàn cầu.
Da thuộc thực vật (Vegetable-tanned leather)
Da thuộc bằng Anđêhit (Aldehyde-tanned leather)
Da thuộc bằng Fomanđêhit (Formaldehyde tanning)
Brain tanned leathers
Chamois leather
Rose tanned leather
Synthetic-tanned leather
Alum-tanned leather
Rawhide
2. Các phương pháp da thuộc tự nhiên – các loại da
Đầu tiên, da được lóc cẩn thận khỏi các thớ thịt và mỡ, rồi được phân loại cẩn thận theo chủng loại da và chất lượng. Sau đó da được ngâm để giũ sạch các chất bẩn.
Tiếp theo, sử dụng một loại vôi nước để tẩy lông đồng thời loại bỏ một số chất đạm, sợi trong da và thay đổi ít nhiều cấu trúc của da để da thẩm thấu tốt hơn trong những hóa chất. sẽ được sử dụng trong các khâu kế tiếp.
Sau đó, da được xử lý qua hóa chất (tùy vào nơi sản xuất từ đó mà quyết đinh chất lượng, tuổi thọ, đồ mềm dẻo của da).
Cuổi cùng, da được phơi ráo nước, bôi dầu, phơi khô, nhào cho mềm và đều dầu, cán phẳng và nhuộm màu (nếu cần). Da sau khi thuộc và nhuộm sẽ có nhiều màu sắc khác nhau
3. Quá trình thuộc da bằng hóa học
Trước tiên chúng ta sẽ tiến hành quy trình thuộc da sơ chế. Có nghĩa là chúng ta sẽ lấy da ra khỏi cơ thể của con vật một cách cẩn thận, tỉ mỉ nhất và làm sạch các lớp lông bên ngoài. Tấm da trở nên mềm mịn để dễ dàng thấm nhanh và sâu các hóa chất.
Chú ý dựa trên các đặc điểm của lớp da mà phân thành từng nhóm khác nhau để dễ dàng và thuận tiện trong việc chế tạo và gia công.
Bạn có thể tẩy lông bằng quy trình thuộc da sử dụng nước vôi. Bởi dưới tác dụng của nước vôi, lông không những được tẩy sạch nhất mà còn loại bỏ được các chất không cần thiết như đạm, sợi cùng với việc giúp cho cấu trúc da dễ dàng thẩm thấu các hóa chất hơn.
Tiếp theo bạn sẽ xử lý da bằng việc cho nhúng qua các loại hóa chất. Mức độ và kỹ năng nhúng sẽ quyết định đến chất lượng và độ bền của các sản phẩm da.
Công đoạn cuối cùng là phơi ráo nước. Đồng thời bôi một lớp dầu và phơi khô. Nhớ là bôi đều lớp dầu để màu da được đẹp nhất.
CÔNG TY TNHH TM DV NGỌC QUANG – chuyên phân phối các sản phẩm da thật cao cấp: thắt lưng nam, ví da nam, ví passport da thật.
Mua các sản phẩm da thật do Ngọc Quang cung cấp sẽ mang đến sự hài lòng tuyệt đối cho bạn. Các sản phẩm của Ngọc Quang đều do các tổ chức kiểm định quốc tế hàng đầu và theo tiêu chuẩn reach để đảm bảo cung cấp cho thị trường những loại da không những bền, đẹp, an toàn tuyệt đối với con người mà còn cả với môi trường sinh thái. Mua hàng tại Ngọc Quang được bảo hành 12 tháng và được bảo trì sản phẩm trọn đời.
- Địa chỉ: 2N Cư Xá Phú Lâm D, Phường 10, Quận 6, Tp.HCM
- Hotline: 098-300-9285 / 090-267-1099
- Email: quang.nguyen@thatlungnam.com.vn
- Website: https://vietnamleather.com
Các tìm kiếm liên quan:
- các loại da mặt và cách chăm sóc
- các loại da mặt và cách nhận biết
- dấu hiệu nhận biết các loại da
- các loại da mặt nam
- so sánh các loại da
- da thường
- da hỗn hợp
- cách xem da mình thuộc loại nào
Nội dung liên quan:
- Tuyệt chiêu bảo quản và cách giặt áo da chỉ với vài bước
- Bật mí cách khử mùi da mới cực kỳ đơn giản
- Tuyệt chiêu làm mới đồ da không phải ai cũng biết