Quà tặng doanh nghiệp

Triệu chứng, nguyên nhân của bệnh nước ăn chân và cách điều trị

Mùa mưa hoặc môi trường ẩm ướt là điều kiện thuận lợi cho nấm da bàn chân phát triển. Nấm bàn chân hay còn gọi là nước ăn chân gây cảm giác đau, ngứa, ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh. Vậy triệu chứng của bệnh này là gì và cách chữa trị tốt nhất. Cùng tìm hiểu nhé!

Triệu chứng khi bị nước ăn chân (Nấm kẽ chân) và nguyên nhân gây bệnh

Thời tiết ẩm ướt của mùa mưa và việc chân thường xuyên đi giầy ẩm ướt là cơ hội cho một số bệnh da phát triển trong đó có bệnh nấm kẽ chân. Nấm kẽ chân dân gian còn gọi là bệnh nước ăn chân… Nguyên nhân thường do nấm trichophyton rubrum, thường xuất hiện ở các kẽ ngón chân. Tổn thương là các đám đỏ da, mụn nước, trợt da, chảy dịch, bong da… đặc biệt rất ngứa.

1. Biểu hiện nước ăn chân

Khi bị nấm da chân, bệnh nhân thường sẽ nhận thấy sự xuất hiện của những dấu hiệu sau:

  • Bong vẩy da chân: Bàn chân có màu đỏ kèm bong nhiều vẩy trắng. Vẩy bong từng đám nhỏ hay lan rộng toàn bộ bàn chân.
  • Xuất hiện tổn thương các mụn nước nhỏ ở một số bệnh nhân.
  • Viêm kẽ bàn chân: Hay gặp kẽ ngón chân thứ 3,4,5 hoặc các kẽ bàn chân ở người có bàn chân các ngón khít hoặc khi bị nấm da bàn chân nặng.

  • Các kẽ chân bị viêm, tiết dịch, da mủn có vảy trắng.
  • Bệnh nhiễm nấm da bàn chân lâu có thể gây bệnh nấm ở móng chân.
  • Cảm giác tại chỗ bàn chân bị nấm ngứa có thể kèm theo đau nhẹ.
  • Vùng da bị nấm màu hồng hơn các vùng da còn lại

Tổn thương do nấm da chân xuất hiện phổ biến giữa các ngón chân, nhưng cũng có thể chỉ ở khu vực lòng bàn chân. Loét bàn chân xảy ra thường xuyên nhất ở những người bị bệnh tiểu đường và những người có hệ thống miễn dịch yếu.

2. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây nấm bàn chân chủ yếu là do gây bệnh do nấm ngoài da có tên là Trichophyton rubrum, đôi khi là do các loại nấm khác đôi khi là nhiễm nấm Candida (kẽ ngón).

nước ăn chân

Bã nhờn được coi là chất có tính ức chế nấm. Tuy nhiên, khu vực bàn chân không có bã nhờn nên rất dễ bị nhiễm nấm. Nấm bàn chân dễ phát triển trong các trường hợp:

  • Sống trong khí hậu ấm áp, ẩm ướt, đặc biệt là vào mùa mưa
  • Sử dụng chung hồ bơi, vòi tắm hoa sen, khăn tắm
  • Mang giày dép chặt, không thông thoáng khiến chân tiết nhiều mồ hôi hoặc giày, tất bị nhiễm nấm
  • Ra mồ hôi chân nhiều
  • Mắc bệnh tiểu đường hoặc hệ thống miễn dịch yếu
  • Tuần hoàn ngoại vi kém hoặc phù bạch huyết
  • Sử dụng corticosteroid toàn thân hoặc thuốc ức chế miễn dịch

Điều trị bệnh nước ăn chân thế nào?

Điều trị bệnh nấm kẽ chân thường sử dụng thuốc kháng nấm, dùng thuốc đường bôi nếu bị nhẹ và dùng đường uống nếu bệnh nặng. Ngoài ra còn sử dụng một số thuốc kháng histamin để chống ngứa, thuốc kháng sinh và sát khuẩn tại chỗ nếu bị bội nhiễm.

1.  Thuốc bôi tại chỗ trị nấm kẽ chân

Thuốc bôi tại chỗ có thể sử dụng các loại thuốc kháng nấm thông dụng hiện nay như: nhóm allylamine, nhóm azole (clotrimazole, econazole, ketoconazole, miconazole).

nước ăn chân

Mỗi loại thuốc bôi, từng loại biệt dược, từng dạng bào chế sẽ có đặc điểm dược lý học và hiệu quả khác nhau, dùng thuốc bôi chống nấm cần phải lưu ý thuốc bôi tại chỗ trị nấm kẽ chân

2. Không nên ngâm tổn thương trước khi bôi thuốc

Nhiều người có thói quen và quan niệm rằng trước khi bôi thuốc phải ngâm rửa tổn thương bằng nước muối đặc hoặc dung dịch sát khuẩn như ôxy già. Điều này không cần thiết mà nhiều khi lại làm tổn thương bị loét, chảy nước nhiều hơn.

3. Bôi thuốc đúng cách, vừa đủ lượng

Người bệnh nhiều khi không biết phải bôi thuốc thế nào cho đúng, cho đủ. Khi bôi quá nhiều thuốc có thể gây cảm giác nóng, rát ở tổn thương. Bôi quá nhiều cũng gây lãng phí thuốc, Vì vậy chỉ cần bôi một lớp mỏng, dàn đều lên bề mặt tổn thương là đủ. Người ta thường sử dụng phương pháp đo lượng thuốc cần bôi bằng cách nặn tube thuốc lên ngón tay trỏ, từ đầu ngón tới nếp gấp đốt ngón tay thứ nhất gọi là 1 đơn vị để bôi lên vùng diện tích khoảng 5cm2 là đủ.

Thuốc dùng toàn thân trị nước ăn chân

Thuốc uống điều trị nấm kẽ chân có thể dùng các nhóm sau: Nhóm azole (fluconazole, itraconazole, ketoconazole), nhóm griseofulvin. Các thuốc trị nấm thường chuyển hóa qua gan và thải trừ qua thận, qua đường mật vì vậy cần thận trọng khi sử dụng ở người già, người suy gan, suy thận.

nước ăn chân

1. Khi sử dụng ketoconazole cần chú ý như sau:

  • Không dùng thuốc cho người có bệnh lý gan, mật
  • Không dùng cùng với các thuốc sau: terfenadine, astemizole, triazolam, midazolam, quinidine, pimozide, simvastatin, lovastatin.
  • Một số thuốc khác như thuốc kháng virut, thuốc chống ung thư, thuốc ức chế miễn dịch, digoxin, carbamazepine, buspirone, alfentanil, alprazolam, rifabutin, methylprednisolone, trimetrexate cũng không được dùng chung.
  • Thận trọng với người đang dùng thuốc kháng acid dạ dày, không nên dùng thuốc cho phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú.
  • Trong quá trình dùng thuốc nên theo dõi các biểu hiện như mệt mỏi, ăn uống kém, chán ăn, đầy bụng, vàng da vàng mắt, tiểu vàng… để kịp thời xử lý nếu có tác dụng phụ.
  • Thuốc có thể gây rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, đau đầu…

2. Lưu ý khi dùng fluconazole

Khi sử dụng fluconazole đường uống, không nên sử dụng cùng với rifampicin, phenytoin và sulphonylurea vì rifampicin làm giảm nồng độ fluconazole trong huyết tương, còn phenytoin, sulphonylurea lại tăng nồng độ khi sử dụng chung với fluconazole.

Fluconazole có thể gây một số tác dụng phụ như đau đầu, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, nổi ban đỏ, ngứa ngoài da.

3. Lưu ý khi dùng itraconazole

  • Đối với itraconazole là thuốc kháng nấm gần đây được sử dụng nhiều, nhưng cần hạn chế sử dụng ở người suy gan, suy thận, có thể phải điều chỉnh liều thấp hơn.
  • Không dùng thuốc chung với các thuốc sau: astemizole, cisapride, dofetilide, mizolastin, levacetylmethadol, quinidine, terfenadine, sertindole, pimozide, vì có thể gây ảnh hưởng lên tim, kéo dài khoảng QT.
  • Không dùng chung với lovastatine, simvastatin, triazolame, diazolame, ergometrine, ergotamine.
  • Chống chỉ định dùng itraconazloe ở phụ nữ có thai và thận trọng dùng với phụ nữ cho con bú. Thuốc có một số tác dụng phụ, chủ yếu trên đường tiêu hóa như nôn, buồn nôn, đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy…

4. Lưu ý khi dùng griseofulvin

Thuốc kháng nấm griseofulvin là loại thuốc.tương đối an toàn nhưng cũng cần thận trọng khi.sử dụng ở phụ nữ có thai, không dùng cho người có.rối loạn chuyển hóa porphyrin, người suy gan.

Thuốc có thể gây tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa,.đau đầu, nổi ban đỏ ở da. Cần tránh sử dụng chung với các thuốc chống đông máu, theophylin vì.griseofulvin làm giảm tác dụng của các thuốc này.

Việc điều trị nấm kẽ chân không khó nhưng các loại.thuốc kháng nấm đường bôi và đường.uống khi dùng cũng cần thận trọng và sử dụng theo chỉ định của.bác sĩ chuyên khoa để đạt hiệu quả điều trị và.tránh được tác dụng phụ.

Những lưu ý khi điều trị nước ăn chân

Khi bị nấm kẽ chân, ở các kẽ ngón chân thấy đỏ, trợt da, chảy dịch… và rất ngứa. Tuy nhiên, nếu bị nhẹ chỉ cần dùng dạng thuốc bôi tại chỗ, chỉ dùng thuốc uống khi bệnh nặng (theo chỉ định của bác sĩ).

nước ăn chân

Mỗi loại thuốc bôi, từng loại biệt dược, từng dạng bào chế sẽ có các đặc điểm dược lý học và hiệu quả khác nhau, lưu ý sử dụng khác nhau nhưng khi dùng thuốc bôi chống nấm đều cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không cần phải ngâm tổn thương trước khi bôi thuốc.
  • Nếu tổn thương chảy dịch nhiều, có bám bụi bẩn, dị vật… thì chỉ cần lau sạch tổn thương bằng bông, gạc sạch rồi bôi thuốc.
  • Bôi thuốc đúng cách, vừa đủ lượng: bôi một lớp mỏng, dàn đều lên bề mặt tổn thương là đủ.
  • Nếu bôi quá nhiều thuốc có thể gây cảm giác nóng, rát ở tổn thương, gây lãng phí thuốc.

Bệnh nấm kẽ chân thường hay gặp trong mùa mưa, việc điều trị bệnh không khó nhưng các loại thuốc kháng nấm đường bôi và đường uống khi dùng cũng cần thận trọng và sử dụng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để đạt hiệu quả điều trị và tránh được các tác dụng phụ.

Để phòng nấm kẽ chân, không nên đi giày, tất nhiều giờ trong ngày. Vào mùa mưa, môi trường ẩm ướt, giày tất lâu khô, không được sử dụng đồ ướt tạo môi trường thuận lợi cho nấm phát triển và bệnh lâu khỏi, dễ tái phát, tái nhiễm. Nếu chân ướt, phải hong khô, lau sạch bàn chân bằng vải mềm rồi mới đi tất, giày.

Lời kết

Hy vọng rằng với những thông tin này bạn sẽ biết cách phòng tránh cũng như trị bệnh nước ăn chân một cách đúng đắn nhất.

Tìm kiếm liên quan

  • Hình ảnh nước an chân
  • Cách trị nước an chân nặng
  • Nguyên nhân nước ăn chân
  • Nước ăn chân bôi kem đánh răng

Nội dung liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button