Da thuộc

Những điều bạn cần biết về công nghệ thuộc da hiện đại

Ngay từ thuở hồng hoang, con người đã tận dụng phần da thú săn bắt được để làm áo khoác ủ ấm hay làm tấm che cho lều trại để trú ngụ. Thuộc da được xem là hoạt động có lịch sử lâu đời nhất của loài người. Từ những nhu cầu thực tế, con người nhận thấy lớp da thú cần phải mềm và mỏng hơn nhưng vẫn đảm bảo độ bền và chắc chắn.  Để tạo ra được một miếng da thành phẩm đạt chất lượng tốt người ta cần thực hiện quá trình thuộc da. Vậy lịch sử công nghệ thuộc da trên thế giới diễn ra như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

công nghệ thuộc da

Công nghệ thuộc da là gì?

Công nghệ thuộc da là quá trình xử lý da của động vật để sản xuất da thuộc, là vật liệu bền hơn và khó bị phân hủy hơn. Thuộc da có thể được thực hiện bằng một trong hai phương pháp là thuộc bằng thực vật hoặc thuộc bằng khoáng chất. Trước khi thuộc da, da sống được làm sạch lông, tẩy dầu mỡ, khử muối và ngâm trong nước trong khoảng thời gian từ 6 giờ đến 2 ngày.

Công nghệ thuộc da sống thành da thuộc là một quá trình làm thay đổi vĩnh viễn cấu trúc protein của da. Sản xuất “da sống thô” (da không thuộc nhưng là da làm nguyên liệu sản xuất) không yêu cầu sử dụng tanin. Da sống thô được thực hiện bằng cách loại bỏ thịt, mỡ và sau đó là lông bằng cách sử dụng một dung dịch (như nhúng/ngâm vào nước vôi hay nước tro), sau đó cạo sạch bằng một con dao hơi cùn, rồi sấy khô.

Hai dung dịch nói trên để loại bỏ lông cũng có tác dụng làm sạch các mạng thớ sợi của da và cho phép hóa chất thuộc da thấm vào, do đó tất cả các bước của sản xuất da sống thô (trừ sấy khô) thường cũng là những bước mở đầu cho một quy trình phức tạp hơn trong thuộc da và sản xuất da thuộc.

Các bước chuẩn bị thuộc da

Tất cả các con da trước khi tiến hành thuộc luôn phải được phân loại kỹ càng theo chủng loại, kích thước, khối lượng, tính chất riêng …để có những phương pháp bảo quản để có chế độ xử lí thích hợp với từng loại.

Các bước trong quá trình chuẩn bị thuộc có thể khác nhau, phụ thuộc vào nguyên liệu, phương pháp bảo quản và mục đích sử dụng da thành phẩm.

Những khâu chuẩn bị cơ bản của công nghệ thuộc da bao gồm các bước: tạo ẩm, ngâm vôi, tẩy lông, tẩy vôi, làm mềm. Tất cả những khâu này được thực hiện bằng cách axit hoá.

công nghệ thuộc da

1. Tạo ẩm (Hồi tươi)

– Mục đích của tạo ẩm: phục hồi lại lượng nước ban đầu có trong da đã bị mất đi do quá trình con người tiến hành bảo quản da. Đồng nghĩa với việc, cấu trúc sợi da trở lại như trạng thái gần như ban đầu.

Đối với da bảo quản bằng cách phơi khô, việc tạo ẩm sẽ tiến hành khó khăn hơn phương pháp uớp muối.Da đạt yêu cầu khi lông ở trên da có độ mềm mại như khi còn da còn tươi.

– Thời gian hồi tươi lâu sẽ làm vi khuẩn có khả năng tái sinh vì thế nhiệt độ ở giai đoạn này vô cùng quan trọng. Chọn khoảng nhiệt độ từ 26 -27 độ C để có thể ngăn chặn vi khuẩn sinh sôi.

2. Tẩy lông, ngâm vôi

– Mục đích: tẩy sạch lớp lông, biểu bì, thượng bì và loại bỏ lớp mỡ dưới da. Quá trình diễn ra hoạt động này khá phức tạp, da sau khi được tẩy lông ngâm vôi sẽ nở ra. Vì thế trong giai đoạn này luôn cần phải kiếm soát thật chặt các hóa chất, nhiệt độ, nước và thời gian.

Với kỹ thuật thuộc da hiện đại, quá trình ngâm vôi sẽ được tiến hành trong foulons với tốc độ 3-4 vòng/phút, thời gian kéo dài trong 12-18 giờ và cứ 10 phút/giờ đảo một lần để đảm bảo các dung dịch được thấm đều vào lớp da.

– Nước rửa da được sử dụng là nước cứng. Nó có thể tạo trên bề mặt của da một lớp CaCO3 khiến cho da thành phẩm bị giảm chất lượng. Vì thế cần cho thêm 0.5% lượng vôi so với lượng da vào nước để cải thiện vấn đề này.

– Tẩy lông ngâm vôi: Thực hiện trong foulons, trọng lượng nước và hoá chất tính theo lượng da phù hợp, được quay trong thời gian 12h-24h

3. Xẻ mỏng

Thao tác này được thực hiện trên máy xẻ chuyên dụng đảm bảo cho các con da có độ dày đồng đều theo yêu cầu sử dụng.

Ví dụ: Da ngâm vôi xong sẽ có độ dày mặt cật khoảng 4 mm, sau thuộc da sẽ còn 2,8 mm, sau khi bào sẽ là 2,6 mm và đến da hoàn thành độ dày chỉ còn 2,3 mm.

4. Tẩy vôi, làm mềm

Da sau khi tẩy lông ngâm vôi, các hoá chất kiềm trong do cần được loại bỏ, nếu không chúng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng da thuộc ( thuộc Crôm và kể cả thuộc tanin thảo mộc).

– Tẩy vôi và làm mềm thường được tiến hành trong foulons, quá trình làm mềm được tiếm hành sau khi đã tẩy vôi loại bỏ các hóa chất kiềm trong da, tắng chất lượng da.

– Làm mềm: là tạo cho da có mặt cật nhẵn, loại toàn bộ sự trương nở và lớp ghét trên mặt cật.

– Thực tế, quá trình làm mềm được thực hiện trong cùng foulons dùng để tẩy vôi và cùng trong một bể của công đoạn tẩy vôi. Yếu tố nhiệt độ  và thời gian rất quan trọng đối với quá trình làm mềm, tối ưu là 37 độ C, vì nhiệt độ này thích hợp cho hoạt động của men; pH cũng có vai trò quan trọng, pH tối ưu là 8,3. Thời gian làm mềm phù hợp, quá lâu sẽ giảm độ bền chịu kéo của da.

– Phương pháp kiểm tra quá trình làm mềm băng cách gấp da lại và vắt để cho bọt khí đi qua.

Phương pháp và quy trình thuộc da cơ bản mà bạn cần biết

Thuộc da là quá trình mà qua đó da trần được chuyển hoá thành da thuộc với những đặc tính tối ưu của nó như chịu nhiệt độ cao, không thối rữa khi tiếp xúc với nước và các môi trường khác, chịu được tác động phá hoại của vi sinh vật và có độ thấu khí cao.

Thuộc da có thể được thực hiện bằng một trong hai phương pháp là thuộc bằng tanin thảo mộc hoặc thuộc bằng khoáng chất:

1. Thuộc bằng thực vật

Phương pháp thuộc bằng thực vật sử dụng tanin. Tanin là một lớp các hóa chất polyphenol làm se có mặt tự nhiên trong vỏ cây và lá của nhiều loài thực vật. Các tanin liên kết với các protein colagen trong da và che phủ lên chúng, làm cho da thuộc trở nên ít thấm nước hơn và khó bị vi khuẩn, nấm mốc tấn công hơn. Quy trình này cũng làm cho da trở nên mềm hơn.

Các loại vỏ cây chủ yếu được sử dụng trong thuộc da ngày nay bao gồm các loài trong các chi Castanea, Quercus, Coriaria, Notholithocarpus, Tsuga, Schinopsis, Aspidosperma, các loài cây ngập mặn, Acacia (đặc biệt là Acasia catechu) và Terminalia (như Terminalia chebula). Da sống được căng trên các khung và ngâm vài tuần trong các bể lớn với nồng độ tanin ngày càng tăng. Da thuộc thực vật mềm và được sử dụng trong sản xuất các loại va li hay đồ da gia dụng.

Đặc biệt, da thuộc theo phương pháp tanin thảo mộc rất an toàn cho sức khỏe, phù hợp với những gia đình có trẻ nhỏ.

2. Thuộc da bằng khoáng chất

  • Công nghệ thuộc da bằng Crom

Trước khi có sự đưa các hóa chất crom vào quá trình thuộc da thì một vài bước là cần thiết để sản xuất ra da sống có thể thuộc. Các bước này bao gồm: cạo lông (loại bỏ lông), tẩm vôi (ngâm tẩm các chất kiềm như natri hydroxit), khử vôi (phục hồi pH trung hòa), ngâm mềm da bằng enzym, và ngâm chua (hạ pH của da sống bằng muối và axit sulfuric).

Độ pH phải là rất axit khi crom được đưa vào để đảm bảo các phức chất crom là đủ nhỏ để ăn khớp với khoảng cách giữa các sợi và phần sót lại của colagen. Khi mức thấm crom mong muốn vào da đã đạt được, độ pH của da lại được nâng lên một lần nữa để tạo thuận lợi cho quy trình thuộc. Bước này gọi là bazơ hóa. Ở trạng thái thô, da thuộc bằng crom có màu xanh lam, vì thế còn gọi là da xanh ẩm. Thuộc bằng crom nhanh hơn so với thuộc bằng thực vật (chưa tới một ngày cho công đoạn này của thuộc da bằng crom) và sản xuất ra da có thể kéo giãn, thích hợp để sản xuất ví, túi xách hay quần áo.

Hiện tại 80% sản phẩm sử dụng phương pháp thuộc da bằng Crom nhờ sự nhanh chóng, tiện dụng.

  • Công nghệ thuộc da bằng khoáng chất khác

Da thuộc bằng khoáng chất chứa crom được gọi là da xanh ẩm, các hình thức thuộc da bằng phèn, các muối zirconi, titan, sắt, hoặc bằng các kết hợp giữa chúng, làm cho da được gọi là da trắng ẩm. Da trắng ẩm cũng là một công đoạn bán thành phẩm như da xanh ẩm, nhưng là thân thiện sinh thái hơn. Nhiệt độ co rút của da trắng ẩm thay đổi trong khoảng 70-85 °C, trong khi đó với da xanh ẩm là trong khoảng 95-100 °C.

Tiếp theo công đoạn sau, ta cần kiểm tra độ xuyên thấu của axit hoá, thử nhiệt độ và pH.

Đối với da phèn cần dùng chất chống mốc để phòng mốc, thường dùng 0,3-0,5% Preventol WB.

Quy trình tái thuộc da và hoàn thiện da thuộc diễn ra thế nào?

Da sau khi thuộc độ ẩm còn rất cao 60-65%, chưa có độ mềm dẻo cần thiết, bề mặt thô và dễ ngấm nước. Vì thế sau khi thuộc nhất thiết phải qua công đoạn chỉnh lý.

Đây là giai đoạn chỉnh sửa da, trau truốt da để da thành phẩm ưng ý, đạt yêu cầu, đúng mục đích sử dụng.

1. Tái thuộc da

Tái thuộc da là công nghệ thuộc da chuyển đổi da thuộc thành một sản phẩm hoàn thiện bán trên thị trường. Việc lựa chọn hóa chất được sử dụng trong quá trình này phụ thuộc vào màu sắc và kết cấu mong muốn trong sản phẩm cuối cùng.

1.1 Sấy

Ở giai đoạn này, da thuộc được ép giữa hai xi lanh lăn để loại bỏ nước đã hấp thụ trong quá trình thuộc da.

1.2 Bào mỏng

Quá trình này loại bỏ dư lượng thịt và tạo ra da dày đồng đều. Da đi qua hai xi lanh lăn trong đó phần trên được cung cấp lưỡi dao xoắn ốc.

1.3 Chia tách

Một máy tách sẽ cắt da thành một hoặc nhiều lớp. Đôi khi, quá trình này cũng được thực hiện sau khi ngâm vôi. Lớp hạt trên cùng là da đắt nhất (top grain). Nó được sử dụng để làm hàng da cao cấp. Lớp không có hạt được sử dụng để làm da lộn. Đôi khi, một bề mặt hạt nhân tạo cũng có thể được áp dụng cho nó.

1.4 Nhuộm

Ngoại trừ da thuộc bằng thực vật, tất cả các loại da đều được nhuộm. Khi đó, thuốc nhuộm hòa tan trong nước được sử dụng, cho phép các phân tử thuốc nhuộm thâm nhập vào bên trong sợi da. Do đó, nó khác biệt đáng kể so với lớp phủ bề mặt bởi thuốc nhuộm chỉ được áp dụng với lớp trên cùng.

1.5 Ngâm chất béo

Chất béo hóa lỏng bao gồm dầu và sáp giúp các sợi da được giữ cho mềm mại và linh hoạt. Không có quá trình này, da sẽ khô và trở nên cứng.

2. Hoàn thiện da

Đây là giai đoạn cuối cùng của công nghệ thuộc da, nơi 1 số thay đổi được thêm vào da thuộc – theo sản phẩm cuối cùng mong muốn. Điều này bao gồm màu sắc, kết cấu, độ dày và các mẫu bề mặt.

2.1 Đánh bóng

Quá trình này sẽ chà xát da để tạo ra một bề mặt sáng bóng.

2.2 Dập nổi

Quá trình dập nổi thu được một bản in 3 chiều bằng cách sử dụng máy ép thủy lực hoặc máy cán được gia nhiệt.

2.3 Lớp phủ bề mặt

Quá trình phủ bề mặt sẽ thêm màu sắc và thiết kế khác nhau cho da. Theo yêu cầu của khách hàng, nhựa, bột màu và thuốc nhuộm được thêm vào các lớp trên bề mặt bằng nhiều kỹ thuật như phun, phủ, cán và 1 số kỹ thuật thủ công.

2.4 Công đoạn phân loại cuối cùng

Cuối cùng, da được phân loại trước khi nó được gửi đến khách hàng. Việc phân loại thường dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như cảm giác khi tiếp xúc da, màu sắc, hoa văn, độ dày, độ mềm và tính linh hoạt.

CÔNG TY TNHH TM DV NGỌC QUANG – Ngọc Quang chuyên phân phối các sản phẩm da thật cao cấp: Thắt lưng nam, ví da nam, Ví passport da thật.

– Showroom 1: 2N Cư Xá Phú Lâm D, Phường 10, Quận 6, Tp.HCM

– Showroom 2: AEON MALL Bình Tân :  Tầng 1 Khu vực chính Promotion.

– Showroom 3: AEON MALL Tân Phú :  Tầng 1 Khu vực chính Promotion.

– HOTLINE: 098-300-9285 / 090-267-1099

Mua hàng tại Ngọc Quang được bảo hành 12 tháng và được bảo trì sản phẩm trọn đời.

Các tìm kiếm liên quan đến công nghệ thuộc da

  • bài giảng công nghệ thuộc da
  • thuộc da tại nhà
  • thuộc da cổ truyền
  • cách thuộc da bò đơn giản
  • công đoạn thuộc da là làm gì
  • học nghề thuộc da

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button