Da thuộc
Tổng hợp đầy đủ các dụng cụ làm đồ da cơ bản
Tiêu đề nội dung
Những sản phẩm đồ da thủ công không chỉ là sản phẩm của những người thợ làm da. Mà chúng còn là những tác phẩm chứa linh hồn của những người nghệ nhân. Và cả những tình yêu của những bạn trẻ sáng tạo có cá tính, đam mê. Có thể lúc mới học làm đồ da thủ công, bạn còn nhiều điều ngỡ ngàng. Hơn nữa cũng không đủ tài chính để có thể có cho mình một bộ dụng cụ đầy đủ. Thường thì chỉ tìm cho mình những dụng cụ cơ bản nhất. Hôm nay, Ngọc Quang sẽ giúp các bạn tìm hiểu những dụng cụ làm đồ da cơ bản, phổ biến nhất qua bài viết dưới đây!
Các bước làm nên sản phẩm về da
Da thuộc là một trong những nguyễn liệu khó may. Chúng không phải chỉ cần kim chỉ là may được. Để làm một món đồ như túi hay ví bằng da cần có những công đoạn nhất định như sau:
- Lên bản vẽ, thiết kế kiểu dáng túi hoặc ví
- Đo và cắt các miếng da một cách chuẩn xác, tỉ mỉ
- Lấy dấu lỗ thẳng hàng từng tấm một. Đục lỗ theo dấu có sẵn
- Cố định miếng da bằng băng keo
- Xâu chỉ qua lỗ và thắt đường chỉ may theo kỹ thuật may thủ công
- Làm gọn đường chỉ may
- Làm sạch da và các đường viền may thật cẩn thận
- Tùy vào yêu cầu của mỗi người mà chiếc túi hoặc ví còn có thể trang trí hay khắc họa.
Các dụng cụ làm đồ da cơ bản nhất
1. Đế đục
Để bảo vệ sàn nhà và bàn làm việc, bạn cần thứ này trong bộ dụng cụ làm đồ da thủ công. Thông thường đế đục sẽ được làm từ cao su cứng có kích thước từ 10 x 15cm và độ dày từ 2cm. Ở các shop và các cửa hàng dụng cụ làm đồ da thủ công, đế đục sẽ có giá dao động từ 30.000đ – 50.000đ trở lên.
2. Kéo
Sử dụng để cắt những miếng da theo kích thước thiết kế. Một chiếc kéo tốt có thể tạo ra được một đường cắt sắc mép, làm cho sản phẩm của bạn sẽ được chỉnh chu hơn. Và thao tác của bạn với miếng da sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Ở các shop và các cửa hàng dụng cụ làm đồ da thủ công, Kéo sẽ có giá dao động từ 50.000đ – 100.000đ trở lên.
3. Keo dán UHU
Trong thực tế có khá nhiều loại keo dán được sử dụng trong ngành đồ da thủ công. Tuy nhiên, Vabaya giới thiệu đến bạn đọc loại keo được sử dụng nhiều nhất ở Việt Nam là keo dán UHU. Loại keo này được sử dụng để dán hai miếng da khác nhau lại với nhau, giúp cố định form sản phẩm. UHU là loại keo giúp hỗ trợ rất tốt trong công đoạn đục và may. Ở các shop và các cửa hàng dụng cụ làm đồ da thủ công, Keo dán UHU sẽ có giá dao động từ 40.000đ – 100.000đ.
4. Đục tròn đơn
Có khá nhiều loại đục khác nhau được sử dụng trong ngành da thủ công. Tuy nhiên, loại đục tròn đơn này là loại dụng cụ được sử dụng khá nhiều. Có các loại đục phổ biến là: Đục 2 chân, 4 chân và 6 chân. Loại đục 2 chân sẽ được dùng trong các góc bo tròn của sản phẩm. Ngược lại loại 4 chân và 6 chân được sử dụng trên các chi tiết dài.
Trên thị trường hiện nay, có khá nhiều hãng cung cấp các loại đục khác nhau và chất lượng cũng khác nhau. Một số có nguồn gốc từ Nhật Bản. Một số khác được nhập về từ Mỹ. Các loại đục này khá chính xác. Giúp cho các đường may gọn gàng, dễ dàng.
Ở các shop và các cửa hàng dụng cụ làm đồ da thủ công, Đục tròn sẽ có giá dao động từ 40.000đ – 100.000đ trở lên.
5. Bút bạc
Là dụng cụ để đánh dấu lên miếng da. Sau đó cắt chúng theo kích thước và hình dáng như trong thiết kế. Hoặc với một nhiệm vụ khác là để đánh dấu bước đục. Một dụng cụ đơn giản nhưng khá quan trọng giúp định hình sản phẩm tốt hơn. Ở các shop và các cửa hàng dụng cụ làm đồ da thủ công, Đục tròn sẽ có giá dao động từ 5.000đ – 20.000đ trở lên.
6. Búa cao su
Dụng cụ này được sử dụng để đục, tất nhiên rồi. Hay nó còn có một nhiệm vụ khác là làm dẹt đường chỉ khâu. Giúp làm dẹt mép da. Đầu búa được làm từ cao su cứng, cán búa là gỗ. Trên thị trường hiện cũng có khá nhiều nhà sản xuất búa khác nhau. Chúng được sản xuất vừa cả trong nước lẫn nước ngoài. Ở các shop và các cửa hàng dụng cụ làm đồ da thủ công, Đục tròn sẽ có giá dao động từ 50.000đ – 100.000đ trở lên.
7. Chỉ may
Chỉ may có nhiều size khác nhau bắt đầu từ size 2 đến size 10-12mm. Những sản phẩm thủ công mang tính chất tao nhã, thanh lịch và gọn nhẹ thường sử dụng chỉ nhỏ. Với những sản phẩm bụi bặm, gai góc thì sử dụng chỉ lớn hơn, mạng lại cảm giác chắc chắn, mạnh mẽ.
8. Chỉ vải
Chỉ thường theo dạng dẹt, các sợi được dệt với nhau. Chúng không bị tưa, nhưng may lên đường không được đẹp và không bền bằng các loại chỉ kia.
Chỉ nilon, chỉ dù: Loại chỉ làm bằng nilon, may một lúc là bị xoắn tơi tả. Thường là loại chỉ may da dễ kiếm nhất.
Một loại chỉ may được sử dụng trong đồ da thủ công
Chỉ hồ: Thực ra nhiều chỗ bán chỉ sáp và gọi là chỉ hồ, cũng chính xác. Bởi chỉ hồ chung quy cũng là chỉ bôi sáp. Chỉ này cũng được làm bằng nylon hoặc vải. Nhưng chúng được nhúng các sợi với keo. Sau đó xoắn với nhau thành sợi. Vabaya thích dùng chỉ này nhất. May dễ, đường chỉ mượt mà không bị tưa. Nếu không chuyên dùng chỉ thì khó có thể nhận ra sự khác nhau giữa chỉ hồ và chỉ nylon. Nhưng may lên thì rất khác biệt, không bị xơ hay tách ra như chỉ dù và nilon.
Chỉ sáp: Là loại chỉ nylon hoặc chỉ vải. Tuy nhiên sau khi xoắn lại, chúng được phủ lớp sáp bên ngoài. Tức là so với chỉ hồ, chỉ sáp khác ở chỗ bọc ngoài chỉ. Được coi như bảo vệ lõi bên trong khỏi bị nước ăn mòn. Nhược điểm là chỉ sáp thường có lớp sáp dày, nên sợi thô và khi xâu chỉ thì lớp sáp hay bị dồn lại. Vabaya cũng có dùng chỉ này cho ví, lỗ đục phải to, nên rõ sợi chỉ chứ không mịn được như chỉ hồ.
9. Kim may
Kim may đồ da thủ công thường được sử dụng là kiểu kim may đầu tù. Có khá nhiều thương hiệu nổi tiếng cung cấp loại dụng cụ này. Tùy theo chất lượng kim may mà giá thành kim may có thể giao động từ 30.000 – 100.000đ trở lên. Một chiếc kim may tốt là cho khả năng xiên qua các lỗ đục một cách trơn tru. Làm cho việc may dễ dàng, hơn nữa có thể phù hợp với mọi loại chỉ may khác nhau giúp đạt hiệu quả tốt nhất cho công đoạn hoàn thiện sản phẩm.
Để làm ra một sản phẩm đồ da không khó, nhưng để làm ra một sản phẩm đồ da với chất lượng không phải là một điều dễ dàng. Nó không chỉ đòi hỏi người thợ làm đồ da có tay nghề cao mà còn phải có những dụng cụ chuyên dụng có chất lượng tốt.
Những ưu điểm khi sử dụng dụng cụ làm đồ da cơ bản
Da là vật liệu cực kỳ bền được xem là chất liệu không thời gian. Da thật sẽ tồn tại lâu hơn, và đã vượt trội hơn tất cả các sợi tổng hợp mà con người biết đến. Có những ví dụ về các trường hợp các vật dụng làm bằng da thật hay túi da. Được phát hiện khi khai quật và bề dày lịch sử của nó trong hàng trăm năm mà vẫn tồn tại cho đến bây giờ. Chỉ cần Bạn sử dụng và bảo quản đúng cách thì những miếng da này có thể sử dụng ít nhất là 5 năm.
Tạo nên sự sang trọng, phong cách và đẳng cấp
Chọn đồ da không chỉ ở đặc điểm bền bỉ với thời gian, mà quan trọng còn ở cách mà nó tạo dựng lên sự khác biệt cho người sử dụng. Đồ da từ trước đến nay đều được coi là “sản phẩm hàng hiệu”, “sản phẩm cao cấp” vì vậy một sản phẩm hàng hiệu chắc chắn sẽ thể hiện đẳng cấp của bạn.
Đồ da được thiết kế với nhiều kiểu dáng, mẫu mã nên có thể phối hợp theo nhiều phong cách khác nhau. Tạo nên sự sang trọng và đẳng cấp mà chắc hẳn những phụ kiện khác không có được. Đặc biệt, các sản phẩm được làm từ da thật thường được kỳ công chế tạo, toát lên vẻ đẹp sự tinh tế trong từng đường kim, mũi chỉ.
1. Độ mềm dẻo
Cùng với thời gian sử dụng, da trở nên linh hoạt hơn và luôn giữ được hình dạng ban đầu – (Tức là sẽ không bị biến dạng trong quá trình sử dụng). Đặc biệt, da thật sẽ được “tiến hóa ngược” đẹp hơn nhiều so với lúc ban đầu mua về.
2. Đồ da bảo vệ hoàn hảo cho các vật dụng
Khi sử dụng các sản phẩm từ da như túi xách, balo, ví cầm tay, ốp đựng điện thoại… thì các vật dụng của bạn sẽ được bảo vệ một cách tuyệt đối. Bởi đồ da thật đều được chọn lọc kỹ càng từ khâu nguyên liệu đến những khâu gia công tỉ mỉ. Với những ưu điểm như: Khả năng thấm hút cao, chống thấm nước và luôn giữ được bề mặt mềm mịn và sáng bóng.
3. Tính tự nhiên thân thiện với môi trường và người sử dụng
Ngoài những lý do trên, nhiều người tin dùng đồ bởi đồ da tốt cho sức khỏe, do không có chất các chất nilon độc hại. Nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm vì chúng không thể phân hủy ra những chất độc hại, làm ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường hay ảnh hưởng đến sức khỏe. Một khi sử dụng đồ da, bạn nên ưu tiên cho những loại da thật vì chúng sẽ đem lại sự an toàn.
Bí quyết làm mềm đồ da thật đơn giản
1. Lau sạch
Trước khi áp dụng các biện pháp làm mềm đồ da, điều đầu tiên bạn cần chú ý là lau sạch bụi bẩn và hong khô chúng. Một đôi giày đầy bụi hay bùn bám hoặc chiếc áo da có vết ố, bẩn rất khó cọ rửa vì vậy đừng lười biếng khi thực hiện công đoạn đầu tiên này.
2. Cồn và vaseline
Thấm một chút cồn vào bông và cọ sạch món đồ da của bạn. Đợi một lúc cho cồn khô trên bề mặt đồ da và tiếp tục cọ với vaseline. Phơi khô chiếc áo, giày da và bạn sẽ thấy chúng mềm đi trông thấy.
3. Dầu ô liu
Dầu ô liu có vô vàn công dụng, trong đó nổi bật là các công dụng với da (cả da bạn và …đồ da). Thấm một chút dầu ô liu lên vải sạch và đánh chùi đồ da, bạn sẽ thấy hiệu quả không ngờ!
4. Dầu dừa
Dùng tay bôi dầu dừa lên đồ da cũng là biện pháp hữu hiệu chẳng kém gì sử dụng dầu ô liu. Dầu dừa có tác dụng làm mềm một cách tự nhiên và giữ được độ mềm rất lâu.
5. Xi đánh giày
Xi đánh giày đương nhiên là biện pháp mà mọi người đều nghĩ tới khi muốn làm mềm đồ da, nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng đúng nó. Hãy bôi một ít xi lên miếng vải cũ và cọ nhiều lần lên từng mảng da. Điều quan trọng là bạn không cần cọ mạnh mà phải cọ nhiều lần với một lực vừa phải vào cùng một chỗ tới khi lớp da thấm hết xi.
Chọn lựa màu xi cũng vô cùng quan trọng với đồ da. Đừng bao giờ sử dụng xi đen cho đồ da nâu. Loại tốt nhất vẫn là xi không màu để bạn có thể sử dụng với mọi loại màu da. Cứ 6 tháng 1 lần, bạn nên đem đồ da ra đánh lại một lần để tránh cho da bị khô, cứng và nứt.
Từ khóa:
- Thành lý bộ dụng cụ làm đồ da
- Tài liệu học làm đồ da
- Các loại da làm đồ handmade
- Nghệ nhân làm đồ da
- Kim khâu đồ da
Nội dung liên quan:
Địa điểm tin cậy uy tín hàng đầu mua ví nam tphcm
Vì sao dây nịt hàng hiệu xách tay được khách hàng ưa chuộng nhất