Jannah Theme License is not validated, Go to the theme options page to validate the license, You need a single license for each domain name.
Xu hướng thời trang

Vải contton là gì? Ưu và nhược điểm của chất liệu vải cotton

Chắn hẳn mỗi chúng ta đều đã quá quen thuộc với cụm từ “Vải Cotton” rồi. Hàng ngày chúng ta vẫn khoác lên mình những bộ trang phục làm từ vải cotton vừa đẹp, vừa cá tính lại không kém phần sang trọng. Nhưng đã bao giờ bạn trả lời được câu hỏi Vải cotton là gì chưa? Vải cotton có những ưu điểm và nhược điểm gì? Trong bài viết dưới đây, Hidanz sẽ cung cấp cho bạn một số kiến thức cơ bản về vải cotton. Cũng như giúp bạn giải đáp những thắc mắc xoay quanh chất liệu vải này nhé.

Vải cotton là gì?

Vải Cotton là gì? Ưu và nhược điểm của vải chất liệu cotton

 Vải cotton là gì? Vải cotton được hiểu một cách đơn giản là loại vải được sản xuất từ chính những nguyên liệu trong tự nhiên trong đó bông chiếm tỉ lệ phần trăm lớn. 

Vải Cotton mang trong mình nhiều ưu điểm như thấm hút mồ hôi tốt, thông thoáng, dễ chịu khi mặc lại chống mài mòn hiệu quả, dễ nhuộm màu cùng khả năng chống lại sự xâm nhập của các vết bẩn và nấm mốc. 

Bên cạnh đó với nguồn nguyên liệu sản xuất dồi dào có sẵn trong tự nhiên nên những sản phẩm cần thiết, quen thuộc như chăn gối, quần nam, áo nam được sản xuất chủ yếu từ chất liệu này.  

Vải cotton có nguồn gốc từ đâu?

Ngay từ thời xa xưa, vào những niên đại trước Công nguyên cây bông đã được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới như Ấn Độ, Trung Quốc, Ả Rập, Iran. Đến cuối mùa, khi cây bông tàn, người dân thu hoạch về và dệt quần áo bằng vải cotton theo những phương thức thủ công.

Ngày nay, khi ngành công  nghiệp dệt may phát triển và được công nghiệp hóa rất nhiều. Công đoạn làm nên những sản phẩm từ vải cotton cũng rút ngắn đi rất nhiều. Đặc biệt, sợi bông đã được trải qua quá trình xử lý hóa chất trước khi sản xuất thành quần áo nên giảm được độ mục của vải trong thời gian sử dụng, hạn chế tình trạng nấm mốc.

Quy trình sản xuất vải cotton

Để có được những tấm vải cotton đẹp, chất lượng thì đòi hỏi cần có một quy  trình sản xuất nghiêm ngặt như sau

4.1. Thu hoạch xơ bông và phân loại

Quy trình thu hoạch bông xơ trải qua 3 giai đoạn, thường diễn ra vào tháng 11, 12 hàng năm.

  • Đợt 1: tiến hành thu hoạch những quả bông nở ở dưới gốc
  • Đợt 2: Thu hoạch quả bông trên thân cây sau đợt 1 từ 10 – 15 ngày
  • Đọt 3: Thu hoạch nốt những quả bông trên ngọn cây.

Sau khi thu hoạch, bông xơ sẽ được phân loại, những quả bông nào tốt, đảm bảo chất lượng sẽ được sử dụng còn quả nào hỏng, lép sẽ bị loại bỏ. Sau đó những xơ bông chất lượng sẽ được phơi ở những nơi khô ráo, thoáng mát để đảm bảo không bị lẫn tạp chất.

4.2. Đưa xơ bông vào tinh chế

Sau khi đã phân loại và phơi khô, xơ bông được đưa vào tinh chế. Đây là bước quan trọng nhất để có được những tấm vải cotton chất lượng. Lúc này, bông sẽ được tách và làm sạch tạp chất bằng các nhà máy chuyên dụng.

Sau đó, xơ bông tiếp tục được nấu trong lò với nhiệt độ cao để loại bỏ hoàn toàn tạp chất, những chất gây hại đến da của người sử dụng như  nitơ, pectin, các axit hữu cơ.

4.3. Hòa tan và kéo thành sợi

Sau quá trình tinh chế ở nhiệt độ cao, xơ bông sẽ có dạng lỏng, sau đó được hòa với dung dịch đặc biệt, chuyên dùng trong sản xuất bông. Dung dịch này được đưa vào máy kéo sợi, ép mạnh qua những lỗ nhỏ để tạo thành những sợi vải cotton.

4.4. Dệt vải

Đây là quá trình những sợi vải ngang, dọc được dệt lại với nhau tạo thành những tấm vải lớn. Hay còn được gọi là quá trình xử lý hóa học để sợi vải cotton có độ trương nở, dễ thấm nước và dễ bắt màu hơn khi nhuộm. Sau khi dệt xong, những tấm vải cotton lại tiếp tục được tẩy trắng để làm sạch vết dầu mỡ trong quá trình nhuộm cũng như tẩy đi hoàn toàn màu tự nhiên, đảm bảo độ trắng theo yêu cầu của vải thành phẩm.

4.5. Nhuộm vải

Nhuộm vải là bước cuối cùng để cho ra được tấm vải cotton đẹp, chất lượng. Lúc này vải sẽ được xử lý bằng hóa chất, các chất phụ gia hữu cơ và thuốc nhuộm chuyên dụng để có được màu sắc đẹp nhất. 

Sau mỗi lần nhuộm, vải lại được mang đi gặt nhiều lần nhằm loại bỏ hoàn toàn những sợi bụi vải, tạp chất, vết bẩn còn bám lại trên bề mặt vải.

sau cùng, vải sẽ được wash lại để đảm bảo độ co giãn, độ mềm, chống tình trạng rút vải khi sử dụng.

Ưu điểm và nhược điểm của vải cotton

Vải Cotton là gì? Ưu và nhược điểm của vải chất liệu cotton

Mỗi loại vải đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng và vải cotton cũng không ngoại lệ. Dưới đây là một số ưu và nhược điểm của vải cotton mà bạn nên biết

4.1. Ưu điểm

  • Vải cotton mềm mại, có khả năng hút mồ hôi tốt, thấm hút độ ẩm cao nên mang lại cho người mặc cảm giác thoải mái, dễ chịu.
  • Vải cotton có Độ bền cao, có thể sử dụng máy giặt nhưng lưu ý là giặt ở chế độ giặt nhẹ và có thể dùng được chất tẩy rửa.
  • Với nguyên liệu chủ yếu từ thiên nhiên nên giá thành của vải cotton rẻ hơn một chút so với các loại vải sợi khác. 
  • Vải cotton có nguồn gốc chủ yếu từ thiên nhiên nên rất lành tính với người mặc, kể cả với những người có làn da mẫn cảm.

4.2. Nhược điểm

  • Loại vải này khá cứng nên thích hợp với nam giới hơn là phụ nữ
  • Với chất liệu 100% cotton nên giá thành của những sản phẩm từ vải cotton cũng khá cao, không thích hợp với nhiều tầng lớp trong xã hội

Ứng dụng của vải cotton trong đời sống

Vải cotton với những ưu điểm vượt trội của nó so với những loại vải khác nên được ứng dụng rộng rãi trong việc sản xuất quần áo, chăn, ga, gối đệm. 

5.1. Sử dụng vải cotton trong sản xuất trang phục

Vải Cotton là gì? Ưu và nhược điểm của vải chất liệu cotton

Với chất liệu mềm mại, khả năng thấm hút mồ hôi tốt, mang lại sự thoải mái cho người mặc nên vải cotton được sử dụng nhiều trong sản xuất quần áo. Nhiều hãng thời trang nổi tiếng trên thế giới đã lựa chọn vải cotton làm chất liệu để sản xuất ra các sản phẩm thời trang chất lượng, đem đến cho người dùng sự hài lòng nhất. Một số loại trang phục, phụ kiện thường được làm bằng vải cotton như áo thun nam, áo polo nam đẹp, quần jogger, quần short nam, tất nam…

5.2. Sử dụng vải cotton để sản xuất đồ dùng trong gia đình như chăn, ga, gối…

Giường ngủ là nơi nghỉ ngơi sau một ngày làm việc căng thẳng vì vậy rất cần sự thoải mái để mang đến những giấc ngủ ngon. Với ưu điểm mềm mịn, thoáng mát, vải cotton đã làm được điều đó. Vì vậy nó được sử dụng chủ yếu làm chăn, ga, gối, đệm.

Vệ sinh và bảo quản vải cotton

Để những sản phẩm từ vải cotton bền lâu với thời gian, trong quá trình vệ sinh và bảo quản bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Không ngâm quần áo trong xà phòng quá lâu sẽ làm phai màu vải và màu từ các họa tiết. Chỉ cần ngâm một vài phút rồi tiến hành làm sạch là được.
  • Cần phân loại trước khi giặt. Đồ màu trắng giặt riêng, đồ có màu giặt riêng tránh tình trạng bị loang màu.
  • Không sử dụng những sản phẩm làm sạch có chất tẩy quá mạnh. Chỉ nên dùng những loại xà phòng, nước giặt có độ PH trung tính để tránh tình trạng bị mục, bị loang màu, phai màu, giảm độ bền của vải.
  • Tránh phơi ở những nơi nắng gắt, chỉ nên hong đồ ở những nơi thoáng mát, khô ráo để đảm bảo độ bền của vải trong quá trình sử dụng


Xem thêm: 7 kiểu áo thun nam đẹp hot nhất 2020 dành cho bạn trai

Trên đây là một số kiến thức cơ bản về vải cotton bạn cần bỏ túi để trở thành người tiêu dùng thông thái nhé. Hãy chọn cho mình và cho người thân của mình những bộ đồ thoải mái mà vẫn thời trang  làm từ chất liệu vải cotton nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button