Đã từ lâu con người đã biết thuộc da động vật để tạo ra những sản phẩm cần thiết cho cuộc sống . Cho đến ngày nay công nghệ thuộc da thực sự đã có những bước phát triển vượt bậc về kĩ thuật làm nhẵn bề mặt, giả da,.. Quần áo, phụ kiện da ngày nay đã không còn là trang phục thông thường nữa mà còn là biểu tượng của thời trang , không phải ngẫu nhiên mà bộ sưu tập của tất cả các hãng thời trang danh tiếng hàng năm không thể thiếu đi đồ da. Vậy thuộc da là gì? Quy trình như thế nào? Mời bạn cùng Ngọc Quang tìm hiểu về qui trình sản xuất thuộc da cơ bản!
Thuộc da là gì? Quy trình tách và xử lý da
Thuộc da là gì? Từ hàng ngàn năm trước con người nguyên thủy đã biết cách lấy da động vật để làm vật che thân vì đơn giản lớp da và lông của động vật có thể giữ ấm được cho cơ thể . Khi chữ viết ra đời thì da lại vật hữu dụng ghi lại những suy nghĩ của con người . Và rồi đã có thời người ta lấy da của những động vật như trâu, bò để làm áo giáp vì da của những động vật rất dày có thể chống được phần nào đó rủi ro trên chiến trường
Đằng sau bất kì sản phẩm thời trang làm từ da nào củng là một qui trình chăn nuôi, giết mổ và xử lí da bằng hóa học cực kì công phu, đòi hỏi sự hi sinh sức khỏe của người nghệ nhân làm da.
Quá trình xử lí để cho ra tấm da thành phẩm trước khi đưa đến tay các thợ may, nhà thiết kế thời trang: Sau khi tách da từ thân động vật, ta sẽ có da tươi (CON DA). CON DA trước khi đem đi thuộc đều được phân ra theo chủng loại, kích thước và khối lượng, tính chất riêng để có được những tấm da thuộc thành phẩm chất lượng tương đương nhau. Trước khi đem đi thuộc, CON DA phải trải qua bước chuẩn bị để loại bỏ những thành phần không cần thiết như các mô liên kết, phần thịt, mỡ thừa, biểu bì dính trên da để tránh quá trình phân hủy.
Các khâu chuẩn bị trong quy trình thuộc da
Thuộc da được hình thành qua 1 quá trình nhất định, mời bạn đọc tham khảo quy trình để làm nên miếng thuộc da hoàn thiện
Tạo ẩm
Phục hồi độ ẩm cho da, tránh gẫy gập da vì nước mất đi trong quá trình bảo quản
Tẩy lông, ngâm vôi
Người ta dùng các chất hóa học để phá hủy chân lông và lớp biểu bì trên bề mặt da, đồng thời làm trương nở da nên cần sự kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng hóa chất, nước, nhiệt độ và cả thời gian xử lý.
Cán mỏng
Những tấm da tự nhiên có bề dày khác nhau, tùy theo mục đích sử dụng mà người ta sử dụng các máy xé da chuyên nghiệp để cán mỏng cho các tấm da có độ dày đồng đều nhau.
Tẩy vôi, làm mềm
Để không làm giảm chất lượng con da do dư lượng chất hóa học trong các quá trình xử lý trên, người ta phải tẩy vôi. Sau khi tẩy vôi, là quá trình làm mềm da, với các con da sử dụng để làm thắt lưng, ví da, túi xách hoặc giày da thì công đoạn này rất quan trọng. Với da dùng để làm đế giày hoặc da dùng cho công nghiệp thì công đoạn này kém quan trọng hơn.
Sau bước chuẩn bị, người ta sẽ kiểm tra lại chất lượng của các con da trước khi bước vào quá trình thuộc để cho ra DA THUỘC. Da thuộc có đặc tính mềm, dẻo dai và đặc biệt rất bền, có tuổi thọ gấp nhiều lần các loại vật liệu giả da nên luôn được chọn làm vật liệu chế tác ra các sản phẩm thời trang cao cấp và sang trọng nhất. Mặc dù chất lượng của da thuộc còn phụ thuộc vào nguồn gốc của da động vật được đem đi xử lí; công nghệ, kĩ thuật thuộc da và các loại hóa chất được sử dụng trong quá trình thuộc củng đóng một vai trò quan trọng không kém.
Thuộc da là gì? Cùng Ngọc Quang làm rõ khái niệm này
Thuộc da là quá trình mà qua đó da trần được chuyển hóa thành da thuộc với những đặc điểm tối ưu như: chịu được nhiệt độ cao, không bị thối rữa khi tiếp xúc với môi trường có độ ẩm cao, khi bị dính nước hoặc chịu tác động phá hoại của vi sinh vật và có độ thấu khí cao. Người ta thường dùng các chất hóa học có tính kiềm (K2Cr2O7, Mentrigan MOG, khoáng Đôlômít,…).
Sau đó da thuộc sẽ được kiểm tra độ xuyên thấu của axit hóa, độ pH và ngâm tẩm các chất chống mốc. Da sau khi thuộc có có độ ẩm cao, chưa có độ mềm dẻo cần thiết, bề mặt thô và dễ ngấm nước, sau khi được chỉnh lý, trau chuốt, sẽ cho ra con da thành phẩm ưng ý và đạt yêu cầu.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng da thành phẩm
1. CHROME DA
Được sử dụng rộng rãi trong ngành thời trang do thời gian sản xuất ngắn (1 ngắn)
Da sơ chế, trước khi được nhuộm và sơn, có màu xanh nhạt và có mùi hóa chất mạnh, thường xuyên vẫn còn trong sản phẩm cuối cùng.
Việc sử dụng các loại muối Chrome, được cho là chất gây ung thư, có hại cho sức khỏe con người và môi trường.
Mặc dù được công khai công nhận nhược điểm trên, da Chrome vẫn được ưa chuộng nhất.
2. ALDEHYDE THUỘC DA (được quảng cáo là phương pháp Chrome-free, không có hóa chất chrome)
Chủ yếu dùng trong ô tô, quần áo giáy dép công nghiệp. Sự xuất hiện liệu của nó nhạt, gần như bằng trắng.
Tuy nhiên , hóa chất formaldehyde dùng trong quá trình này rất độc hại, độc tính gây ra phải luôn được kiểm soát chặt chẽ, trong khi sự kiểm soát này đang dần mất đi do nhu cầu cao, ngành công nghiệp đổ xô sản xuất cho kết quả lớn nhanh.
3. THUỘC THẢO MỘC (da VEG, vegetable tanned), mới chính là loại da thuộc Chrome-free) không hóa chất độc hại
Quá trình thuộc thủ công có từ thời cổ xưa, tận dụng các axit tannic tự nhiên từ thực vật, tìm thấy trong vỏ, cành, lá thậm chí là 1 số loại trái cây bằng các kĩ thuật cụ thể.
Nhược điểm của da Veg là thời gian sản xuất lâu, nghệ nhân tay nghề cao và nhiều năm kinh nghiệm rất khó tìm, đẩy chi phí lên rất cao.
Da VEG gần đây đang quay trở lại ngành thời trang bởi những đặc tính ưu việt của nó mà không một phương pháp thuộc nào sánh kịp, đó chính là:
Màu sắc và kết cấu tự nhiên
Sự không đồng nhất đem đến “chất” và tính thủ công cao. Mang đến tính thẩm mĩ độc đáo.
Độ bền cao nhất trong tất cả các loại vật liệu
Dòng đời sử dụng lâu, có thể dùng được cả đời. Qúa trình phân hủy sinh học diễn ra không ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng.
Sau một thời gian dài sử dụng, da sẽ cảng mềm và bóng, đổi màu tự nhiên ( màu nhuộm Patina) , khiến sản phẩm trở nên độc nhất, không trùng lặp.
Chỉ có thể được sản xuất từ gia súc khỏe mạnh để cho ra tấm da tốt, đẹp và ít lỗi.
Ngoài phương pháp thuộc như đã nêu trên, còn khá nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng da thuộc: chế độ dinh dưỡng, ăn uống của động vật; tuổi và giới tính ; khí hậu, sự hiện diện của virut, bệnh nấm và khí sinh trùng; việc chăm sóc thực hiện trong quá trình giết mổ, lột da,…
4. Cấu tạo da thuộc
Các phần trên da động vật phân biệt bởi đặc tính tùy theo từng phần trên cơ thể động vật. Từ lông phủ,cấu trúc sợi collagen, nên được phân theo vùng khu vực, hay còn gọi là đặc tính khu vực.
Một số đặc điểm cần lưu ý về da nguyên liệu
– Vị trí trên cùng 1 con da: độ dày, tính chất ở từng vị trí khác nhau: cổ , lung, bụng, đuôi.
– Độ tuổi động vật: động vật càng non, da càng mỏng, mịn, nhỏ, da phẳng, ít khuyết điểm hơn động vật già.
– Điều kiện chăn nuôi: điều kiện tốt, chất lượng da cao hơn ( khí hậu và môi trường củng ảnh hưởng)
– Giới tính: da động vật cái mặt cật mịn hơn da động vật đực, cấu trúc da mỏng hơn (phần bụng). Có độ mềm mại, bền cơ học kém hơn động vật đực.
– Thành phần hóa học của da động vật: nước, protit (protein), các chất béo và một số muối khoáng.
– Quan trọng nhất trong việc sản xuất da thuộc là protit. Protit là thành phần chính tạo nên collagen và keratin (chất sừng)
Các loại da động vật (da nguyên liệu):
– Được thu thập từ lò mổ: da động vật càng non càng mỏng và nhỏ, ít khuyết tật hơn da động vật già. Điều kiện nuôi dưỡng tốt thì da chất lượng hơn.
– So với động vật đực , thì da động vật cái mặt cật mịn hơn, ít chặt chẽ, đặc biệt phần bụng, do vậy sản phẩm sẽ có độ dãn dài và mềm hơn.
– Da bò các loại: chiếm 70% lượng da nguyên liệu, trọng lượng từ 13-30 kg có thể lớn hơn như ở các nước châu Âu, Mỹ, Úc
Những khuyết tật cơ bản của da nguyên liệu
– Vết sẹo: Các vết xước do dây thép gai, do gai… sẽ lành lại, sau đó các sợi ở da đó sẽ phát triển và đan chặt với nhau. Các vết xước đó sẽ cứng lại và thành sẹo.
– Vết ghẻ: do các con bọ con ghẻ bám lên bề mặt da và sinh sống ở đó dần dần ăn sâu vào bề mặt da. Loại khuyết tật này có thể thấy ở những phần da mỏng như nách, bụng, loại khuyết tật này rất khó khắc phục trong công đoạn hoàn thành khô, việc trau chuốt như thế nào để lắp đầy những khuyết tật đó. – Khuyết tật do bảo quản:
– Da bị thối: do không được bảo quản kịp thời sau khi mổ
– Muối bảo quản không được rải đều trên mặt da, chổ nhiều chổ ít, đặc biệt là phần mép da. – Khuyết tật do lột mổ: