Da thuộc

Tìm hiểu và học cách tự làm đồ da thủ công tại nhà

Bóp, giỏ xách, giày, thắt lưng, bao điện thoại, bao máy tính… làm bằng chất liệu da động vật (da bò, dê, cá sấu, da trăn…) đang được giới trẻ tin dùng. Làm đồ da là một trong những trào lưu được giới trẻ ưa chuộng những năm gần đây bởi sự sang trọng, “chất” và độ bền cao. Không biết điều này có gì hay ho mà thu hút các bạn như vậy hãy cùng Ngọc Quang tìm hiểu nha.

Làm đồ da – Giá dù cao vẫn muốn “tậu”

Nguyễn Minh Anh (28 tuổi, Chuyên viên marketing tại TP.HCM) tự nhận là một tín đồ của đồ da. Anh chia sẻ: “Các sản phẩm đồ da mình sử dụng đều có tuổi thọ cao, sạch sẽ, êm, không bị bong tróc. Các hoạ tiết trang trí trên nền da động vật khá nổi bật. Đồ da handmade còn thể hiện phong cách, sự cập nhật xu hướng, giúp mình luôn tự tin và khác biệt”.

Theo Ngọc Quang, chủ một cửa hàng đồ da tại quận 6, TP.HCM, sản phẩm làm bằng đồ da đòi hỏi người thợ phải khéo léo, tỉ mỉ và dụng công khá nhiều. Ngọc Quang  cũng cho biết, trước kia nguyên liệu đồ da khó mua. Còn hiện nay, chất liệu này đã có bán rộng rãi ở các quầy chuyên vải vóc, đồ da trong chợ hoặc trên shop online. Da bò thuộc là loại chất liệu phổ thông, ưa dùng của thợ chế tác.

Tính theo tấm, da bò thuộc tính có giá khoảng 100.000 đồng/pia (sắp xỉ 0,3m2). Còn da vụn tính theo cân, giá dao động 180.000 – 200.000 đồng/kg. Da thuộc cũng được nhuộm cho nhiều sắc màu, dập vân… tùy theo nhu cầu của người mua.

Giá thành của đồ da handmade cao hơn hẳn các sản phẩm handmade khác, từ trăm ngàn đồng đến chục triệu đồng. Một chiếc bóp nam da bò handmade giá từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng. Một chiếc ví da nữ thời trang có thể lên đến vài triệu đồng.

Phân biệt hàng nhái, hàng giả

Để làm ra một sản phẩm đồ da chất lượng thường mất tầm một tháng. Một thương hiệu chia sẻ quá trình làm một sản phẩm: “Phác thảo mẫu trên giấy, sau đó vẽ máy, mất 1-2 tuần. Lên tầm 3-5 mẫu thử, bỏ các chi tiết thừa, thay đổi cho đến khi vừa ý, mất tầm 2 tuần. Khi sản xuất sản phẩm thật, từ cắt da cho đến may tay, bôi keo viền, kết phụ kiện… mất khoảng 1 tuần. Bước 4 là kiểm tra thành phẩm và dùng thử. Bước 5 là hoàn thiện và bán sản phẩm mới”.

Đồ da handmade cần dụng công nhiều, tốn kém là vậy, cũng không tránh khỏi hàng nhái, hàng giả lẫn lộn trên thị trường. Về vấn đề này, Ngọc Quang cho biết cách phân biệt đồ da thật, giả: “Quan sát bằng mắt thường, bạn thấy da thật có đường vân, nhìn kĩ vào sẽ thấy lỗ chân lông nhỏ, không có vết nứt hay vết rạn. Khi sờ, da thật hơi ráp, có chút lồi lõm.

Bạn có thể dùng ngón tay ấn mạnh vào sản phẩm, sẽ để lại vết lõm, còn khi buông tay ra, nếu là da thật vết lõm mất đi, bởi độ đàn hồi cao. Da thật cho bạn cảm giác mịn màng, ấm”.

làm đồ da
làm đồ da
Ngọc Quang còn chỉ ra một số lưu ý khi sử dụng đồ da cho giới trẻ: “Đồ da có tính thấm nước nên không để ở nơi ẩm thấp. Nếu da bị ẩm ướt, không nên phơi nắng, sẽ khiến da bị khô, bị cứng lại, rạn nứt. Nên để da ướt ở nơi thoáng gió.

Sân chơi của sự tỉ mỉ và đam mê

Xu hướng chuộng đồ da thủ công xuất phát từ tính bền đẹp của chất liệu. Da thuộc vốn là chất liệu để làm nên rất nhiều vật dụng như túi, ví, thắt lưng, bao điện thoại, bao máy tính… Giá thành của các sản phẩm từ da không hề rẻ. Có lẽ vì thế mà nhiều bạn trẻ đã tìm tòi, tập làm và tự tay tạo nên những sản phẩm da ưng ý theo sở thích của mình.
Từ sự tìm hiểu, nghiên cứu về cách làm đồ da, nhiều người trở nên yêu thích và đam mê khám phá sâu hơn, tỉ mỉ và công phu hơn về kĩ thuật liên quan đến da để tạo nên những sản phẩm độc đáo.

Hiện nay trên các trang mạng xã hội xuất hiện rất nhiều hội, nhóm tập hợp những bạn trẻ yêu thích về da, về đồ da thủ công như House of Leather (Nhà của da), Tộc Leather…
Ngọc Quang, chủ shop đồ da ở quận 6 TPHCM chia sẻ: “Ban đầu mình làm đồ da chỉ để tặng bạn bè cho độc và lạ. Mình chụp ảnh mỗi sản phẩm hoàn thành thì nhận được rất nhiều lời khen và tỏ ý muốn mua, vậy là mình nảy ra ý định kinh doanh luôn. Hiện tại, mình bán một số sản phẩm như bao da điện thoại, túi ví da, cặp da… Tất cả đều do mình tự làm với giá dao động từ 300.000 đồng đến 3 triệu đồng, tùy vào độ tỉ mỉ và chất liệu da.

Sôi động thị trường đồ da

Bắt nguồn từ xu hướng làm đồ da thủ công đang lên này, thị trường mua bán da thuộc và dụng cụ chuyên dụng làm đồ da cũng phát triển không kém. Không khó để tìm những cơ sở bán da thuộc với đủ các loại da như da bò, da dê, da cừu, da lợn, thậm chí cả da rắn và da cá sấu…

Phổ biến và có giá ở mức trung bình là da bò thuộc, với giá 45 – 75 nghìn đồng/pia (30×30 cm). Da thuộc cũng được nhuộm đa dạng sắc màu, dập vân hoặc để thô để người mua thoải mái lựa chọn. Một số nơi còn cung cấp cả da tấm lẫn da vụn. Da tấm tính theo pia để bán còn da vụn thì tùy to nhỏ, tính theo cân, khoảng 150 – 180 nghìn đồng/kg.

làm đồ da
làm đồ da
Bên cạnh các cơ sở cung cấp da, các cửa hàng kinh doanh dụng cụ làm dồ da thủ công cũng xuất hiện khá nhiều, phục vụ nhu cầu tìm mua dụng cụ “hành nghề” của các tín đồ yêu da. Chịu khó lên mạng tìm hiểu bạn sẽ tìm ra những điểm đến quen thuộc mỗi khi các bạn trẻ cần tìm dụng cụ, đồ nghề tập làm da.
Các cửa hàng này cung cấp đầy đủ những dụng cụ cơ bản nhất như kim, chỉ, búa, đột, kẹp khâu da, bẳng cắt, những vật liệu như keo se viền, sơn lót, sơn màu, sáp…

Các công cụ bắt buộc phải có khi làm đồ da

Trước khi bắt tay vào làm 1 sản phẩm đồ da, đây là những công cụ rất cần thiết bạn phải chuẩn bị

Bút và thước kẻ

làm đồ da
làm đồ da
  • Bút: Nên dùng bút kim tuyến, hoặc bút chì đầu nhỏ. Tuy nhiên nhiều loại da sau khi tẩy vết bút chì sẽ khiến nó trở nên xù xì xấu xí. Riêng bút bi thì tuyệt đối không nhé. Có bạn từng mang một tấm da đẹp lung linh đến cho mình và hỏi giờ làm sao với mấy đường bút bi kẻ dấu. Mình chịu.
  • Thước kẻ: Tốt nhất là có đủ ê ke, đo độ, thước thẳng, thước dây. Còn nếu làm chơi thôi thì sắm cái nào bạn thấy phù hợp nhất với kích cỡ hình dáng đồ bạn cần làm là được. Thước kẻ có thể là thước sắt, thước nhựa, thước Inox, thước gỗ. Nên dùng thước Inox, nó sẽ đóng vai trò giữ để cắt da rất tốt. Riêng loại thước này thì mình có bán nhé, Inox Đài Loan, Inox Nhật có hết, cả loại 30cm, 60cm, 1m hay là thước vuông góc

Keo dán, búa và Tấm ván lót (bằng da nén/ cao su/ gỗ)

  • Keo dán: Có 2 loại keo, 1 loại dùng để dán da lại, sau đó đục lỗ và may cho đỡ xê dịch. Keo mình dùng mùi nó cứ như keo con chó. Tuy nhiên mình chỉ dùng cho mặt trong, còn mặt ngoài thì không dám, vì sợ nó bóc lớp da bên ngoài. 2 là loại keo phủ sau khi đã hoàn thành xong sản phẩm, kiểu như phủ cho đỡ rõ đường cắt ấy, nói nôm na là keo dán mép.
  •  Búa: Nhớ chọn loại búa vừa tay thôi nhé, dùng nhiều nhanh mỏi lắm. Dùng 1 búa cao su để đóng cho phẳng đường may sau khi may xong nữa.
  • Tấm ván lót, bằng da nén, cao su hay bằng gỗ đều được.1 là làm cho âm thanh lúc đục lỗ nó không quá kinh khủng, ảnh hưởng đến người khác, 2 là làm cho sàn nhà đỡ bị hỏng.

Kim chỉ, kéo và kim đục lỗ

  • Kim chỉ. Ra quán bán da kiểu gì cũng có kim chỉ. Vài hôm nữa lại viết 1 bài về các loại chỉ vậy. Nhỏ như cây kim sợi chỉ mà cũng thành một bài viết =.=
  • Kéo: Chọn loại kéo vững nhé, da không mềm nhẹ như giấy đâu, cắt dễ bị trệch đường lắm.
  • Kim đục lỗ: Đặt kim này lên tấm da, dùng búa nện xuống. Có các loại đục lỗ xéo, đục lỗ ngang, 1 lỗ, nhiều lỗ. Để đục lỗ đều thì mua thêm 1 cái cây lấy dấu. Mỗi loại kim đưa đến một kiểu đường chỉ may khác nhau, xiên hay thẳng hay giao nhau là do cái naỳ mà ra.

Một số dụng cụ bổ trợ khi làm đồ da

  • Cây bấm lỗ này thường dùng để bấm đai đồng hồ, dây nịt, lỗ xâu dây trên túi. Một cây này có nhiều kích cỡ khác nhau, dùng đa zi năng lắm. Nhưng nếu dùng cây này để đóng lỗ xâu kim thì không được đâu à nha, vừa đau tay lại vừa lớn lỗ, không đẹp tẹo nào.
  • Cây đinh đóng hoa văn, chữ Cây làm mỏng da. Nó sẽ liệng da theo 1 đường để làm mỏng đường may, nhằm đóng lỗ và xâu chỉ dễ hơn, lại không bị cộm ở đường chỉ. Mỗi cây đinh có 1 dạng hoa văn khác nhau, để lên da và đóng xuống sẽ thấy hiện theo hình tùy thích.
làm đồ da
làm đồ da
Quả thực việc tự tay làm ra 1 sản phẩm yêu thích không hề khó, nếu bạn chịu tìm hiểu một chút các đặc điểm của đồ da và hướng dẫn làm, có khi bạn lại yêu thích công việc này và cho ra được những sản phẩm đẹp mắt và ấn tượng hơn dành tặng cho chính bản thân và người thân yêu quý. Hy vọng bài viết có thể giúp bạn làm ra 1 sản phẩm ưng ý nhất có thể.

CÔNG TY TNHH TM DV NGỌC QUANG

+ Tel: 098.300.9285

+ Add: 2N Cư xá phú lâm D, Phường 10, Quận 6, Thành Phố Hồ Chí Minh

+ Email: quang.nguyen@thatlungnam.com.vn

+ Website: https://vietnamleather.com

Các tìm kiếm liên quan đến làm đồ da

  • sách dạy làm đồ da handmade
  • dụng cụ làm đồ da chuyên nghiệp
  • học làm đồ da ở sài gòn
  • bản vẽ ví da
  • tài liệu học làm đồ da

Nội dung liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button