Sơn da bò & Kỹ thuật cơ bản phương pháp sơn cạnh – Sơn viền da
Tiêu đề nội dung
Da bò sơn là chất liệu đẹp, bền, thích hợp để sản xuất các phụ kiện thời trang mà người tiêu dùng rất ưa chuộng từ xưa tới nay. Vậy nên mua ở đâu uy tín để đảm bảo về chất lượng nhất? Da bò sơn là chất liệu dùng để làm thắt lưng, ví bóp, áo khoác hay được bọc nệm ghế sofa rất sang trọng và đem lại độ bền rất cao, mẫu mã tinh tế và độc đáo vô cùng. Cùng tìm hiểu Sơn da bò & Kỹ thuật cơ bản phương pháp sơn cạnh – Sơn viền da ngay sau đây!
Kiến thức kỹ thuật về Kỹ thuật sơn da bò (sơn cạnh – Sơn viền da)
Cạnh ví rất đa dạng và nhiều loại, thông thường khách hàng không để ý đến điều này, mà chỉ cảm nhận theo cảm quan rằng chiếc ví A khác chiếc ví B.
Vậy chúng ta cùng tìm hiểu và phân tích về những kiểu cạnh ví thường được sử dụng để sản xuất nhé!
Tại Khoaleather thì chúng tôi sản xuất với 4 loại cạnh: sơn, đánh cạnh, gấp, đấu.
1. Đôi điều về cạnh sơn
Cạnh sơn là cạnh được phủ lên một lớp nhựa dẻo gọi là sơn. Đây là phương pháp xử lý cạnh mà các thương hiệu lớn tin dùng.
Cạnh ví dài Tus2 được sơn đều và đẹp
– Ưu điểm:
Bạn có thể chọn được nhiều màu sơn khác nhau để phủ lên cạnh da.
Lớp sơn này có khả năng bảo vệ cạnh rất tốt. Nếu sử dụng lâu lớp sơn sẽ bong đi, khi đấy bạn hoàn toàn có thể sơn lại cạnh ví mới như ban đầu.
– Nhược điểm:
Độ bền của cạnh sơn không bằng với cạnh gấp, chỉ ngang với đánh cạnh mà thôi.
2. Kỹ thuật sơn da bò đánh cạnh
Đánh cạnh là cạnh để thô, sau đó đánh bằng hóa chất cho cạnh bóng lên.
– Ưu điểm:
Đây là loại cạnh có độ bền tương đối, nhưng cạnh bóng và đẹp hơn với bất kỳ loại cạnh nào khác.
– Nhược điểm:
Sử dụng lâu cạnh sẽ bị sờn rất xấu, khả năng phục hồi cạnh là không được do cạnh đã nát theo thời gian sử dụng.
3. Sơn Cạnh gấp
Cạnh gấp là cạnh được bọc da từ trong ra ngoài.
Da được bọc từ trong ra ngoài ở các cạnh
– Ưu điểm: Đây là kỹ thuật giúp cho cạnh có độ bền cao nhất.
– Nhược điểm:
Tuy rằng gấp sẽ giúp cạnh có độ bền tốt, thế nhưng qua thời gian sử dụng lớp da sẽ bị sờn, rách do ma sát. Không thể sửa chữa hay bảo hành được.
4. Sơn Cạnh đấu
Cạnh đấu là hai cạnh cùng gấp vào trong hoặc một cạnh sơn và một cạnh gấp vào trong.
- Hai cạnh da được gấp vào trong
- Một cạnh sơn, một cạnh gấp
– Ưu điểm:
Cạnh đấu cũng có độ bền cao như cạnh gấp. Nếu sử dụng phương pháp sơn một cạnh và gấp một cạnh thì sẽ nâng cao hơn độ bền của sản phẩm.
– Nhược điểm:
Mặc dù là độ bền cũng như cạnh gấp, nhưng nếu sử dụng lâu cạnh vẫn có thể bị hỏng. Thời gian sử dụng lâu ngày cạnh trong không thể bảo hành như mới được.
Da bò sơn đem đến trải nghiệm độc đáo cho người sở hữu
Da thật hay vẫn thường được gọi là da thuộc đã được trải qua quá trình xử lý kỹ càng từ truyền thống thô sơ hay hiện đại, đảm bảo được độ sạch nhất định và tạo được sự đàn hồi dẻo dai, bền bỉ cho sản phẩm. Da bò sơn đem đến chất lượng hoàn hảo nhất, làm hài lòng hàng triệu khách hàng.
Da bò sơn: trước khi ra thành phẩm thường được sơn lên một lớp sơn để tạo độ bóng và tạo màu sắc đẹp, bắt mắt cho sản phẩm. nhưng cũng có một số loại da bò còn giữ lại bề mặt nguyên vẹn, chúng ta sẽ thấy các đường gân máu những vết sẹo của con bò còn để lại
Simili: thường được dệt kim bằng sợi polyester rồi nhuộm và phủ nhựa PVC để hình thành nên lớp liên kết cố định, rồi được định hình tạo vân trên bề mặt sản phẩm. Bước cuối cùng thường là được xử lý bề mặt và nhuộm màu cho sản phẩm có độ bóng đẹp. Simili cứng, khó lau chùi.
Da PU: hay còn gọi là nhựa tổng hợp, mềm, dẻo….Da PU cũng là một loại simili nhưng cao cấp hơn. Da PU có độ bền cao hơn các loại da simili thông thường và dễ dàng lau chùi, sản phẩm cũng tinh tế hơn nhiều.
Da PU cũng dùng để sản xuất các loại túi, ví, giày dép…… và cũng có lượng tiêu thụ khá lớn bởi nó khá giống với da bò và mẫu mã đẹp, giá thành chỉ bằng khoảng một nửa các sản phẩm từ da thật.
Phân loại da bò sơn
Hiện nay có nhiều loại da bò sơn được phân biệt như sau:
Da bò nappa: loại này thích hợp với nhiều sản phẩm, chúng có độ đanh dẻo dai, bền bỉ, có độ dày từ 1,6 tới 1,8 mm, da bò nappa được ưa chuộng vì độ bền cao, mềm và dẻo, khi sử dụng sản phẩm được làm từ da nappa sẽ đem đến cảm giác thật.
Da bò pullup: loại này thường dùng để may các loại túi, ví cao cấp. Ai sở hữu những dòng sản phẩm từ loại da bò này sẽ cảm thấy rất ưng ý bởi càng dùng càng tạo được độ bóng, da khá dẻo, hạn chế sự gãy gập gây xấu, sờ vào có cảm giác rất mịn màng, đanh dẻo…..
Da bò mill: Được yêu thích và sử dụng khá nhiều hiện nay với độ đanh dẻo, đàn hồi, co giãn hoàn hảo, có độ dày từ 1,8 – 2mm. Loại này thích hợp chế tác nhiều sản phẩm khác nhau.
Sản phẩm từ da bò sơn là lựa chọn phù hợp cho người trẻ tới người giá, nó đem lại sự sang trọng lịch lãm với những chi tiết được làm công phu và tỉ mỉ vô cùng, nó còn rất bền bỉ theo năm tháng, không hề bị phai màu hay nhăn nheo….. Những ai sở hữu bộ sưu tập bằng da bò cho các phụ kiện, trang sức trên cơ thể mình luôn thể hiện đẳng cấp tinh tế, sự quyến rũ, thu hút đối phương.
Hướng dẫn kỹ thuật sơn cạnh trong làm đồ da thủ công
Chuẩn bị:
- Dụng cụ sơn cạnh: Con săn sơn đồng, bút sơn cạnh
- Sơn lót trong suốt
- Sơn màu
- Giấy nhám.
Bước 1: Làm sạch và mịn cạnh da.
Đối với sản phẩm mới: Sau khi hoàn thiện sản phẩm phần viền xung quanh của đồ da cần được xử lý sơn cạnh bảo vệ, Chúng ta sử dụng giấy nhám có độ nhám phù hợp trà phẳng cạnh da cần sơn, Lưu ý trà hết lớp keo dán và các thứ bám trên cạnh da.
Đối với sản phẩm cũ bị bong sơn: Yêu cầu gọt và trà mịn hết các phần sơn cũ tránh sơn chèn lên lớp sơn cũ sẽ rất dễ bị bong sơn vì lớp sơn cũ đã thoái hoá. Đánh mịn các cạnh da trươcs khi sơn, cạnh da hơi sơ sơ nhẹ sẽ bám sơn hơn nên nếu thấy cạnh tưa tưa nhẹ không cần để ý nhé.
Bước 2: Sơn lót:
Tiến hành sơn lót lên cạnh da. Phần sơn lót sẽ trám đầy những chỗ khuyết và tạo đường cong nền giúp cho sơn màu lên đẹp hơn.
Đối với bộ con lăn sơn bánh xe: Đổ đầy sơn vào khay sơn sau đó quay con lăn cho sơn lăn đều trên bề mặt con lăn sơn. Lưu ý loại bỏ các bọt khí trên mặt con lăn trước khi sơn để bọt khí không bám vào cạnh viền da làm hỏng đường sơn.
Đối với bút sơn: Nhúng đầu bút vào sơn và trực tiếp lăn trên cạnh da cần sơn, Lưu ý đầu bút sơn nên nghiêng chép 30 độ trên mặt da để lượng sơn bám vào được nhiều và tròn hơn.
Note: Có thể sử dụng đèn sưởi hoặc máy sấy tóc để đẩy nhanh quá trình khô của sơn nhưng không được để nhiệt độ nóng quá sẽ làm sơn co nhanh dễ nứt mặt sơn.
Bước 3: Sơn màu.
Thực hiện tương tự sơn lót, chú ý tránh làm dây sơn ra các phần khác của sản phẩm. Nếu sau khi sơn màu có lỗi trên mặt sơn không được cố sửa khi sơn chưa khô, Chờ sơn khô hẳn sử dụng giấy nhám đánh tròn phần lỗi đi và sơn lại cả đường sơn 1 lượt nữa.
Từ khóa:
- sơn viền cạnh da
- giá máy sơn cạnh da
- bán keo se viền da
- sơn đồ da
- hộp lăn sơn cạnh
- mua sơn viền cạnh da
- sơn da bò
Nội dung liên quan:
- Các mẫu ví da bò thủ công rẻ – đẹp – độc – lạ mà phái mạnh săn tìm
- Những phiên bản Balo Adidas ĐẸP được mua nhiều nhất !
- Cách xử lý da bị mốc hiệu quả trong vòng một nốt nhạc