Top những mẫu giày nam thông dụng mà các đáng mày râu nên sở hữu
Tiêu đề nội dung
Các loại giày nam thông dụng luôn là một trong những phụ kiện không thể thiếu trong tù giày của các chàng trai hiện đại. . Khi sở hữu một chiếc giày chất lượng và đẹp. Ngoài làm tăng vẻ đẹp nam tính lịch lãm còn giúp cho bước đi của đấng mày râu thêm vững vàng sang trọng. Vì vậy để tìm được đôi giày phù hợp luôn là nổi lo lắng của phái mạnh. Nếu thế thì hãy để Ngọc Quang giải đáp cho mọi người nhé!
Nguồn gốc của giày da
Các loại giày da nam lần đầu xuất hiện ở Anh vào khoảng thế kỷ XIX. Những đôi giày nam được làm ra phải đảm bảo nhu cầu vừa êm, mềm, cứng cáp ôm trọn bàn chân để sử dụng trong các cuộc chiến, vừa đủ sang trọng để binh sĩ có thể đến tham dự các bữa tiệc.
Thời điểm đó, có hai mẫu boot nổi tiếng là Wellington Boot và Blucher Boot được đặt theo tên của vị tướng của Anh quốc. Ông là người đã đặt hàng để thợ giày làm ra những đôi giày da nam đầu tiên.
Theo thay đổi của thời gian, các loại giày da nam dần được cải tiến với nhiều kiểu mẫu phong phú và đa dụng hơn. Đặc biệt là sự lên ngôi của âu phục khiến xu hướng giày nam càng phát triển. Phụ kiện này trở thành lựa chọn không thể thiếu của quý ông để phô diễn sự trang trọng, lịch sự đầy chất nam tính.
Bên cạnh đó, giày da nam không chỉ được dùng cho các buổi tiệc, mà tùy theo từng mẫu mã người dùng có thể đi trong các hoàn cảnh khác nhau.
12 loại giày nam thông dụng mà bạn nên biết
Mà không biết rằng có rất nhiều những tên gọi khác nhau cho mỗi kiểu dáng giày, mỗi cái tên là một câu chuyện cực kì ấn tượng. Hôm nay, chúng tôi sẽ kể bạn nghe câu chuyện về 12 thiết kế các loại giày nam cơ bản nhất mà mọi chàng nên có:
1. Giày Oxford
Oxford là một trong những kiểu giày thông dụng nhất hiện nay, thường được phối cùng kèm quần tây – áo sơ mi hay một set đồ suit trang trọng, lịch sự để phù hợp cho những hoàn cảnh đặc biệt hoặc trong môi trường công sở.
Thiết kế của giày được cho rằng có xuất phát từ Scotland với tên gọi Balmoral, tên được lấy theo tên của lâu đài Balmoral nơi người thợ tài hoa vô danh đã thiết kế nên mẫu giày này. Do những yếu tố va chạm về lịch sử giữa Anh & Scotland, mẫu giày mà người anh ưa thích này được gọi là Oxford lấy theo tên ngôi trường nổi tiếng bởi sinh viên ở đây phải tuân thủ các nguyên tắc về ăn mặc trong đó bắt buộc sử dụng loại giày mang tính chất nghi lễ này. Còn những người Anh di cư tới Mỹ họ vẫn sử dụng tên gốc Balmorals.
Kiểu giày da nam này có rất nhiều màu sắc nhưng đen và nâu luôn là hai màu phổ dụng nhất. Khá dễ để nhận biết kiểu giày này bởi hàng dây cột đón kín trên thân và phần da bọc thêm ở mũi giày.
Ngày nay giầy Oxford được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống thường nhật và cũng có nhiều mẫu thiết kế khác nhau so với những yêu cầu khắt khe khi mới ra đời. Từ chỗ là một đôi giầy trơn, chỉ được phép trang trí thêm Bằng miếng da phủ ở phần mũi, giầy Oxford giờ đây được trang trí với các hoa văn có tên London Brogue hay cách tân làm điệu mũi giầy theo họa tiết Wing Tip.
2. Giày nam Derby
Giầy Derby ra đời vào những năm 1850’s và được sử dụng vào những dịp săn bắn hay chơi thể thao. Bước sang thời đại công nghiệp hóa của thế kỷ 20, trước sự cạnh tranh mạnh mẽ của các hãng dụng cụ thể thao chuyên nghiệp Adidas, Asics, Nike … Giầy Derby không còn là loại giầy được sử dụng trong các sự kiện thể thao nữa.
Giày Derby có phần dây buộc phía đằng trước, có phần xỏ dây mở, linh hoạt, tạo sự thoải mái vô cùng cho người sử dụng, khá phù hợp với các trang phục công sở, đặc biệt là áo vest và quần âu.
Với thiết kế dễ nhận biết nhất ở dòng giày Derby này chính là có phần mu giày mở (open lacing). Điều này tạo điều kiện cho người sử dụng có thể xỏ và nới dây một cách dễ dàng, thoải mái. Form giày cũng giúp những anh chàng có mu bàn chân dày có nhiều lựa chọn hơn cho đôi giày da của mình.
Các mẫu giày Derby hiện nay được thiết kế khá đa dạng, từ những dáng trơn cổ điển đến cả những dáng mang hoạ tiết dập vân, hoa văn. Điều này khiến cho người tiêu dùng có nhiều cơ hội mang những dáng giày khác nhau trên cùng một kiểu.
3. Giày nam thông dụng Loafer
Lịch sử của chiếc giày lười loafer được ghi nhận bắt đầu từ thế kỉ 19 tại nước Anh. Một công ty sản xuất giày ở London vào những năm 1847 thiết kế những chiếc giày chỉ cần xỏ chân vào để sử dụng trong nhà, đặc biệt là ở những biệt thự mùa hè ở vùng đồng quê nước Anh của Hoàng gia và giới quý tộc. Đôi giày loafer có tên Wildsmith Shoes, do Raymond Lewis Wildsmith được thiết kế riêng cho Vua George VI để đi trong nhà, và sau đó được các nhà sản xuất giày khác ở London theo bước và tăng cường quảng cáo.
Vào những năm 1930, Na Uy sản xuất rất nhiều kiểu giày loafer, chỉ cần xỏ chân vào với cảm giác rất thoải mái và không lâu sau đó, kiểu giày này bắt đầu được xuất khẩu sang các nước châu Âu và châu Mỹ. Cho đến khi tạp chí Esquire lần đầu tiên giới thiệu về kiểu giày này, loafers trở thành món phụ kiện được số đông ở Mỹ yêu thích.
Cho đến ngày nay, Loafer trở thành món phụ kiện không thể thiếu của những chảng trai, cô gái hiện đại, trẻ trung và năng động. Loafer có rất nhiều kiểu dáng, từ thiết kế trơn đơn giản đến những họa tiết tinh tế phù hợp cho mọi không khí nơi bạn đến.
4. Giày nam Boat shoes
Boat Shoes còn có tên khác là Deck Shoes hay Top Siders, mẫu giày này được Paul A. Sperry lên ý tưởng sau một lần dạo chơi trên băng tuyết. Ông nhận thấy chú chó của mình, Prince có thể vô tư chạy trên đó mà không bị ngã hay trượt gì. Sau khi kiểm tra bàn chân của nó, ông nhìn thấy có nhiều rãnh xương. Lấy cảm hứng từ đây, ông Sperry đã cho ra đời mẫu giày Boat shoes. Sau đó, ông tiếp tục sáng lập ra công ty Sperry Top-Sider, nổi tiếng với thương hiệu giày Boat shoes.
Giày Boat Shoes có đế thấp và mỏng tương tự như đôi giày lười và bạn có thể dễ dàng mang vào, tháo ra. Ngoài ra, đế giày được thiết kế mềm và vô cùng thoải mái khi di chuyển. Hơn hết, Boat Shoes còn có thể kết hợp với nhiều phong cách thời trang khác nhau tùy thuộc vào cách bạn kết hợp với trang phục và phụ kiện. Boat shoes là một sự lựa chọn tuyệt vời cho cả thời tiết nóng hay lạnh, phù hợp với cả những bộ vest lịch sự hay quần jeans áo phông năng động.
5. Giày Slippers
Giày monk strap thường được gợi nhớ đến những đôi sandal của thầy tu, khi họ bắt đầu quan tâm hơn về việc bảo vệ đôi bàn chân, họ đã có ý tưởng cải tiến những đôi sandal của mình trở nên chất lượng hơn.
Giày Monk Strap xuất hiện ở Châu Âu vào những năm 1000-1350 Trước Công Nguyên được sử dụng là một đôi giày làm việc, so với những đôi sandal thì giày Monk Strap bảo vệ đôi bàn chân nhiều hơn, thoải mái hơn và vẫn sử dụng khóa cài, thậm chí thời điểm đó đã có những đôi có 2 khóa cài (Double Monk strap) trông khá giống với những đôi Sandal truyền thống.
Đặc trưng riêng của một đôi Monk-strap là thiết kế đóng mở bằng dây gài và khóa kim loại. Monk-strap được xem là kiểu giày mang tính Formal-wear, dễ phối hợp trang phục hơn nhiều so với Brogue, là một trong các thể loại chính trên kệ giày của các quý ông. Giày Monk-strap có 3 loại kiểu dáng cơ bản, bao gồm: Monk-strap (khóa đơn) và Double Monk-strap (khóa đôi), và đang ngày càng phổ biến Triple Monk-strap (khóa ba).
6. Giày Chukka
Chukka là kiểu giày boots dành cho nam, loại giày được quân đội Anh sử dụng trong Thế chiến II. Khi hành quân và tham chiến trên sa mạc, những đôi Combat Boots to bự khiến cát dễ chui vào chân gây ngứa ngáy, khó chịu khi di chuyển. Họ cần cái gì đó ôm chân hơn, những tấm da ôm liền nhau hơn và không cần đế cao su dày khự để bám đất nữa. Và thế là Chukka (Desert Boots) ra đời.
Đặc điểm phần mũi chỉ có hai hoặc ba lỗ dây, trên chất liệu truyền thống là da lộn hay da bê, bốt chukka được ưa thích bởi phần cổ không hề cứng, mềm mại bao quanh mắt cá với độ nới lỏng nhất định. Đôi bốt Chukka dù được kết hợp với Jeans hay Suit đều sẽ là một vũ khí bí mật cho tủ đồ của các chàng trai.
7. Giày nam thông dụng Bucks
Buck là tên gọi của giày Oxford thường được làm từ da lộn, không hoa văn và thường có màu sắc tương đối tươi sáng, nhãn nhặn. Buck chính là đôi giày mà các chàng trai nên có nhất, bởi vì nó có thể biến hóa theo từng phong cách thời trang khác nhau, nó đủ thanh lịch để đi kèm với quần tây, có chút nền nã xứng đồng hành cùng quần kaki hoặc Chinos cũng như sự trẻ trung để cặp kè thêm quần jeans lẫn quần ngố. Một đôi buck màu nâu sáng trung tính sẽ là bạn đường tương đối tuyệt hảo của tất cả các loại quần.
8. Giày Monk strap
Kiểu giày da nam này rất dễ được nhận diện qua chi tiết một lớp da vắt ngang phần thân với khuy giày cài bên má ngoài của chân, thay thế cho kiểu dây buộc truyền thống. Có thể có một, hai hoặc thậm chí ba khuy tùy thuộc vào thiết kế. Có hai phong cách cơ bản của Strap Monk là cap toe cổ điển hoặc wing tip vát sang hai bên, chất liệu sản phẩm cũng khá đa dạng với vải da, vải da lộn, vải canvas…
9. Giày Boots
Boots có lẽ là một trong những loại giày thông dụng nhất, được sử dụng vào mùa đông. Boots được thiết kế cáo để bảo vệ cả cổ chân và bắp chân. Boots mang đến cho người sử dụng cảm giác nam tính, bụi bặm. Boots thường được phối với quần jeans hay phong cách casual.
10. Giày Sneaker
Nếu là một chàng trai trẻ trung, năng động thì chắc chắn bạn không còn xa lạ gì với kiểu giày này. Sneaker có phần đế bằng cao su kết hợp với thân giày bằng da hợp thời trang. Sneaker có những kiểu thiết kế rất đa dạng từ bụi bặm, mạnh mẽ, thậm chí cả lịch lãm.
11. Giày nam thông dụng Boat shoes
Đây là kiểu giày được các quý ông rất ưa chuộng trong mùa hè. Thời tiết nắng nóng khiến các quý ông rất ngại đi các kiểu giày cao cổ, vì vậy boat shoes chính là lựa chọn hoàn hảo và tiện dụng nhất. Kiểu giày này được phối với hầu hết các phong các casual như quần jeans, quần short, áo thun…Đừng bao giờ đi boat shoes với tất (vớ) nhé
12. Giày nam Driver shoes
Đôi này là một biến thể từ Boat shoes, cũng rất được ưa chuộng sử dụng trong thời tiết hè. Đúng như tên gọi, đôi giày này được đàn ông phương Tây rất ưa chuộng khi phải lái xe đường dài. Cách phân biệt Driver shoes với Boat shoes là phần đế của driver không phải là nhựa chống trượt mà là từng mảng cao su sắp xếp xen kẽ theo họa tiết
Cách bảo quản giày nam thông dụng đơn gian nhất
Nếu bạn là một người “sùng bái” các mẫu giày sneaker và hiện đang là chủ sở hữu của hàng chục đôi giày thuộc nhiều thương hiệu nổi tiếng khác nhau trên thế giới thì mình tin rằng mỗi vết dơ trên sneaker đều là kẻ thù của giới mộ điệu dòng sản phẩm này đúng không nào? Hãy cùng Ngọc Quang tham khảo 1 số cách đơn giản sau đây nhé!
1. Dùng baking soda để vệ sinh các loại giày nam
Bạn có thể dùng baking soda kết hợp với giấm ăn theo tỉ lệ 2:3 để khử mùi hôi, vết bẩn và trả lại màu nguyên thủy cho những đôi giày sneaker nhất là sneaker màu trắng.các loại giày nam.
Trong kem đánh răng có chứa chất tẩy nhẹ nhàng, bạn dùng khăn ướt lau sơ đế giày, trét kem đánh răng lên bàn chải chà lên giày và lau ướt lại lần nữa để giày sạch hơn rồi lau khô và đem phơi giày nơi thoáng mát.
2. Khử mùi ẩm mốc cho các loại giày nam thông dụng bằng viên nhộng
Đây cũng là cách bảo quản giày sneaker đang phổ biến nhất. Sử dụng viên nhộng này bằng cách lấy 2 viên nhộng đặt vào 2 chiếc giày sau đó gói giày lại và để nơi thoáng mát, qua đêm sau, đôi giày sẽ thơm tho, khô thoáng trở lại. Tuy vậy, vệ sinh giày sneaker bằng phương pháp này sẽ hơi mắc bạn nhé, chi phí cho 2 viên nhộng hiện nay là 400.000 VNĐ.các loại giày nam
3. Dùng phấn rơm em bé cũng để khử mùi hôi
Các tín đồ sneaker sẽ rất khổ sở với đôi chân hay ra mồ hôi, dù mang vớ nhưng chân thường xuyên bị rít, với trường hợp này, bạn có thể dùng phấn rơm để chân khô thoáng cả ngày và giảm thiểu mùi đáng kể.các loại giày nam
4. Thay miếng lót khử mùi thường xuyên
Dòng giày sneaker chính hãng có đặc trưng là không thể tháo miếng lót giày ra. Thế nên, bạn nên mua một miếng lót khử mùi hiện đang bán rất nhiều trên thị trường để loại bỏ mùi phát ra từ giày, giúp bạn tự tin hơn khi đi xuống phố.các loại giày nam
Các cách trên mình đã thí nghiệm cho hàng chục đôi sneaker của mình và cách nào cũng hiệu quả, nhờ thế mà mỗi đôi giày sneaker của mình luôn có tuổi thọ lên đến 3,4 năm, có những đôi bây giờ không vừa size chân của mình nữa nhưng vẫn còn mới cóng và rất thơm. Chúc bạn cũng giữ được những đôi giày luôn được như mới nhé!
Từ khóa:
- Tên các loại giày nam
- Các loại giày nam cần có
- Các loại giày nam giới trẻ
- Các loại giày the thao nam
- Các loại giày nam học sinh
Nội dung liên quan: