TIP chọn đồng hồ cơ CHUẨN CHỈNH dành cho các quý ông
Tiêu đề nội dung
Đối với những người đã sử dụng hay yêu thích đồng hồ thì khái niệm “đồng hồ cơ” có lẽ không quá xa lạ. Nhưng bạn đã thực sự hiểu hết về nó, hãy cũng tìm hiểu về khái niệm tưởng chừng như cơ bản này trong bài viết này nhé!
Khái niệm đồng hồ cơ
Đồng hồ cơ có tên tiếng anh là Mechanical Watch.
Là đồng hồ đeo tay được lắp ráp từ các chi tiết thuần cơ khí, chuyển động nhờ nguồn năng lượng cơ học do dây cót sinh ra, không sử dụng pin mà hoạt động hoàn toàn dựa trên sự chuyển động của cánh tay người đeo và số lần lên dây cót cho đồng hồ.
Lịch sử bắt nguồn từ khoảng thế kỷ 15, trong các loại đồng hồ to lớn cồng kềnh lắp trong các cung điện, càng về sau kích cỡ càng thu gọn lại. Cho đến cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 thì đã gần hoàn thiện như ngày nay.
Thế kỷ 20 cũng là thời điểm đánh dấu thời đại của đồng hồ đeo tay, bộ máy nhỏ hơn, mỏng hơn, phát triển cơ chế tự động lên dây. Kèm theo sự bùng nổ dữ dội của đồng hồ đeo tay, khả năng chịu nước, chịu sốc, kính chịu nứt vỡ, vỏ chống gỉ … cũng nhanh chóng tốt hơn.
Chúng gồm phần vỏ đồng hồ và phần máy cơ. Tất nhiên, ở đây chúng ta sẽ chỉ nói về bộ máy, đó là thứ chính yếu tạo ra sự khác biệt giữa đồng hồ cơ với đồng hồ pin (đồng hồ thạch anh/đồng hồ quartz).
Đồng hồ cơ có mấy loại?
Đồng hồ cơ có 2 loại và cách phân biệt:
Loại 1: Loại đồng hồ lên dây cót bằng tay – loại cổ điển nhất hay còn gọi với tên tiếng anh Handwinding. Để sử dụng loại đồng hồ này, ta cần phải vặn núm điều chỉnh giờ hàng ngày để tạo năng lượng cho chúng chạy liên tục. Loại máy này thường thấy ở các đồng hồ cũ, cổ và các dòng mỏng với giá hàng chục triệu trở lên. Máy đồng hồ này tuy đơn giản và kém tiện dụng hơn loại 3 nhưng giá các sản phẩm thường cao do số lượng sản xuất ít, các đồng hồ mỏng hơn khá nhiều do không có bộ phận tự động lên cót (automatic) và nhà sản xuất có thể tạo hình chế tác trên phần máy đồng hồ.
Loại 2: Loại đồng hồ tự động lên dây cót, hay còn gọi là đồng hồ Automatic. Đồng hồ sẽ tự động lên dây cót theo chuyển động của cánh tay người đeo, và có thể chạy liên tục nếu như người sử dụng đeo liên tục. Loại máy này thường xuất hiện ở các đồng hồ cũ sản xuất trong khoảng hai mươi đến ba mươi năm trước, đôi khi có ở các đồng hồ mới giá trị dưới 5 triệu.
Loại 3: Đồng hồ cơ kết hợp lên dây cót bằng tay và tự động lên cót là dòng được chọn lọc, tổng hợp những ưu điểm của hai dòng trên, thường thấy ở mẫu đồng hồ từ 5 triệu trở lên.
Ưu nhược điểm của đồng hồ cơ
Ưu điểm
- Hoạt động dựa trên cơ chế cơ năng hoàn toàn,không cần phụ thuộc vào những vật chất “có hạn” như pin, ánh sáng, điện tử,… truyền năng lượng để hoạt động, chỉ cần cử động của cánh tay người dùng là có thể tự động chạy.
- Thiết kế độc đáo, tỉ mỉ, ta có thể nhìn thấy sự chuyển động của các bánh răng đan xen nhịp nhàng vào nhau qua mặt kính đồng hồ trong suốt.
- Chuyển động của kim mượt mà như lướt trên mặt đồng hồ.
- Giá trị đem lại cho người dùng cao và giá thành của chúng cũng rất tương xứng. Là một món trang sức thể hiện đẳng cấp, sự sang trọng của người đeo chúng.
- Đồng hồ cơ mang đến giá trị nghệ thuật cao, thể hiện khả năng chế tác tinh tế của người nghệ nhân.
- Hoạt động bền bỉ khoảng 20 – 30 năm là bình thường khi được người dùng sử dụng, bảo dưỡng đúng cách.
Nhược điểm
Mặc dù sở hữu những ưu điểm vượt trội ở trên, dòng đồng hồ nên lưu ý trong việc sử dụng để bảo toàn tuổi thọ cho chúng. Kiến thức chuyên sâu, và nghiên cứu kỹ càng là điều rất cần thiết trong quá trình sử dụng món trang sức xa xỉ này.
- Giá thành cao hơn đồng hồ pin thường là trên 5 triệu.
- Có độ sai số 10 ~ 15s/ ngày, các dòng cao cấp độ sai số sẽ thấp hơn.
- Chạy bằng việc lên cót hoặc tự sạc cót nên khi không đeo khoảng 2 – 3 ngày đồng hồ sẽ ngừng chạy. Hiện tại đã có dòng đồng hồ Powermatic của Tissot có khả năng lưu trữ cót lên đến 80 giờ tương dương gần 4 ngày.
- Chi phí sửa chữa bảo dưỡng cao hơn đồng hồ pin do kết cấu máy phức tạp hơn nhiều.
- Không nên sử dụng khi chơi thể thao.
Ngày nay, để đáp ứng được tốt hơn nhu cầu của người dùng, những mẫu đồng hồ được bổ sung nhiều tính năng tiện lợi như các loại lịch, điểm chuông, moon phase, chỉ báo năng lượng, …. Một số đặc điểm, tính năng cơ bản giúp bạn có thể nhận diện được tương đối chính xác những mẫu đồng hồ là: kim giây trôi (chứ không nhảy từng nhịp như ở đồng hồ quartz); thời gian trữ cót phổ biến nhất là vào khoảng 36 – 40 giờ, những mẫu cao cấp có thể tới 80 giờ, 7 ngày hoặc hơn thế nữa;…
Cấu tạo và cách hoạt động của máy đồng hồ cơ
Cấu tạo của máy rất phức tạp nhưng về cơ bản thì hầu như tất cả các loại máy sẽ có những linh kiện chính yếu và hoạt động như sau:
- Dây Cót: tiếp nhận năng lượng (do tay lên dây cót hoặc bánh đà tự động lên dây khi đeo) và tích trữ năng lượng, năng lượng tích trữ trong cót sẽ chuyển dần đến các bánh răng truyền động và bánh răng truyền động sẽ chuyển đến các bộ phận khác.
- Các Bánh Răng Truyền Động: nhóm linh kiện chịu trách nhiệm truyền năng lượng từ cót đến các bộ phận khác.
- Bộ Hồi: nhóm linh kiện tiếp nhận năng lượng từ bánh răng truyền động chuyển đến Bộ Dao Động và tiếp nhận năng lượng đã được phân bổ đều đặn trả về từ Bộ Dao Động để truyền cho Nhóm Bánh Răng Giờ Phút Giây. Các linh kiện chính gồm Ngựa, Bánh Xe Gai,…
- Bộ Dao Động: nhóm linh kiện chịu trách nhiệm điều tiết (chia đều năng lượng “vô trật tự” từ cót thành “lượng vừa đủ”) để xoay các kim sao cho kim chuyển động đều đặn mỗi một phần nhỏ của giây. Các linh kiện chính gồm: Bánh Lắc, Dây Tóc…
- Nhóm Bánh Răng Giờ Phút Giây (và nhiều bánh răng chức năng khác): các linh kiện nhận năng lượng đã được chia thành các phần “đều nhau” từ Hồi và chuyển động “đều đặn”, năng lượng truyền dần từ Bánh Răng Giây đến Bánh Răng Phút rồi tới Bánh Răng Giờ,… từ đó ta có được Giờ, Phút, Giây, Lịch…
Phân biệt các loại đồng hồ cơ
Người ta thường chỉ hiểu rằng đó là đồng hồ đeo tay máy cơ, hiếm khi chỉ đồng hồ bỏ túi máy cơ và gần như không bao giờ nói về các loại đồng hồ để bàn, đồng hồ tủ, đồng hồ treo tường … máy cơ.
Đồng hồ cơ đeo tay hiện nay được chia làm 2 loại chính (dựa trên máy) gồm: Đồng hồ lên dây cót bằng tay và Đồng hồ Automatic (tự động lên dây khi đeo). Đồng hồ lên dây cót bằng tay yêu cầu phải vặn núm 15-20 vòng mỗi ngày để lên dây cót; Đồng hồ Automatic khi đeo hơn 8 tiếng ngày sẽ tự sinh ra đủ năng lượng chạy khoảng 1 ngày.
- Đối với các loại đồng hồ Nắp Đáy có lộ máy, có thể phân biệt Đồng hồ lên dây cót bằng tay và Đồng hồ Automatic bằng các tìm Bánh Đà (Bánh Bán Nguyệt hoặc Góc Tư), khi lắc nhẹ đồng hồ Bánh Đà sẽ xoay, đó là Đồng hồ Automatic. Nếu không có Bánh Đà, đó là Đồng hồ lên dây cót bằng tay.
- Bản thân Đồng hồ Automatic còn được chia nhỏ thành 2 loại nữa đó là: Tự Động (chỉ đeo mới chạy) và Bán Tự Động (đeo hoặc lên dây thủ công đều chạy). Hiện nay, trên thị trường hầu hết Đồng hồ Automatic đều là “Bán Tự Động”.
Các tìm kiếm liên quan:
- Mẫu đồng hồ cơ nam đẹp
- Tuổi thọ đồng hồ cơ
- Bánh đà đồng hồ cơ
- Đồng hồ cơ nam Nhật Bản
- Độ bền của đồng hồ cơ
- Thay máy đồng hồ cơ
- Đồng hồ cơ 2 máy
Nội dung liên quan:
- Top 10 mẫu đầm công sở cao cấp ĐẸP NGẤT NGÂY các nàng đừng bỏ lỡ
- 7+ mẹo phối đồ với áo vest nữ THẬT THỜI THƯỢNG cho các nàng
- Cách chọn áo để phối với quần âu nam LỊCH LÃM cho các chàng