Cách giữ & Chăm sóc giày sneaker luôn trắng sạch như mới
Tiêu đề nội dung
Hẳn là một tín đồ thời trang không thể nào không sở hữu ít nhất một đôi giày sneaker kệ giày, phải không nào? Vừa phong cách, lại vừa tiện lợi nên đây là một món đồ thời trang bất cứ bạn trẻ nào cũng sẽ quan tâm đến, vì chúng có thể được sử dụng vào nhiều lúc khác nhau. Nhưng ở Việt Nam, với khí hậu nhiệt đới và thời tiết nắng mưa thất thường, những đôi giày sneaker yêu thích của chúng ta thường rất dễ dính bẩn và bụi bặm.
1. Biết rõ về chất liệu trước khi vệ sinh giày sneaker
Điều đầu tiên, bạn phải tìm hiểu trước khi muốn vệ sinh giày sneaker của mình là phải hiểu rõ về các chất liệu chúng, vì tùy mỗi chất liệu khác nhau sẽ có những cách vệ sinh và chăm sóc riêng biệt.
Canvas – Chất vải rất bền nhưng rất dễ bị dính bẩn, tuy vậy nhưng đây là chất liệu khá dễ để làm sạch.
Da – Thoải mái và phong cách, nhưng quá trình làm sạch khá phức tạp.
Vải lưới – Cũng là một loại vải dễ dính bẩn nhưng không khó để làm sạch.
Cao su – Một chất liệu khá bền và rất dễ để làm sạch nhưng tùy vào chất bẩn đôi khi lại khó để làm sạch nhất (ví dụ như màu sơn).
Da lộn – Đây là chất liệu khá mỏng manh và “khó chiều” khi đã bị bẩn, cần được chăm sóc kỹ lưỡng hoặc chuẩn bị sẵn lớp chống dính bẩn.
Khi bạn đã biết rõ về từng chất liệu rồi thì bạn sẽ thấy dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm sản phẩm làm sạch thích hợp nhất cho đôi sneaker của mình.
2. Những bước quan trọng khi vệ sinh giày sneaker
Bước 1: Tháo dây giày
Dây giày là một trong những chướng ngại vật khi bạn muốn gột bỏ nhưng bụi bẩn khỏi đôi giày sneaker của mình. Khi dây giày được tháo ra, bạn có thể làm sạch được phía trong và những nơi khó thấy.
Bước 2: Gột bỏ những hạt cát và bụi
Bạn nên chú ý đến việc làm sạch sơ ban đầu bằng cách lau đi những bụi bặm bám ở xung quanh giày và đập gót 2 chiếc giày vào nhau để những hạt cát và đất kẹt ở phía trong có thể rơi ra. Sau đó lấy một cái cây cọ mềm và chải khô từng chiếc giày sneaker. Cách này sẽ ngăn chặn việc bụi bặm và những hạt đất cát ngấm sâu vào đôi giày của bạn đó!
Bước 3: Sử dụng một loại sản phẩm lau giày
Các sản phẩm (dung dịch) làm sạch dành cho giày sneaker thường có ở dạng xà phòng hoặc nước. Bạn nên sử dụng những bàn chải cứng cho những đôi sneaker da, vải canvas và bàn chải mềm hơn cho da lộn và vải lưới. Pha dung dịch với nước, rồi thoa lên giày. Sau đó dùng bản chải chà lên bề mặt giày theo chiều xoay tròn, lập lại nhiều lần tại những vị trí nhiều vết bẩn hoặc vết bẩn quá cứng đầu.
Bước 4: Phơi khô
Nhiều người đã mắc phải sai lầm khi giặt và sấy đôi giày sneaker của mình trong máy giặt/sấy. Điều này chả khác nào một án tử dành cho đôi sneaker yêu dấu vì nhiệt độ cao và tác động mạnh của lực xoáy sẽ làm “nát” chất liệu lẫn form dáng của đôi giày. Cũng không được phơi ngoài nắng, sẽ làm phai màu giày và nứt form.
Hãy phơi đôi giày của bạn khô một cách tự nhiên, để trong bóng râm và có sự trợ giúp của quạt máy, hoặc lau khô bằng khăn mềm.
Bước 5: Cất giữ cẩn thận
Nếu tủ đồ của bạn còn chỗ, hãy cất những đôi giày sneaker trong hộp giày của chính chúng và cất giữ cẩn thận tại môi trường khô ráo và ít ánh nắng mặt trời để tránh việc gây mốc và bạc giày.
Bước 6: Đi tất
Việc đi giày không đi tất thực sự làm tổn hại đến đôi giày sneaker của bạn. Khi bạn đi chân trần sẽ hại đến chất liệu giày và sẽ khiến cho màu giày ở phía trong bạc và mất màu nhanh hơn. Vậy nên nếu muốn chơi theo phong cách sockless cùng sneaker, hãy chọn cho mình kiểu tất thấp cổ!
Bước 7: Phủ lớp nano chống thấm
Việc phủ giày bằng một lớp dung dịch nano chống thấm sẽ bảo vệ đôi giày triệt để trước tình trạng mưa gió và những vết bụi bẩn. Đặc biệt với những ai yêu những đôi giày da lộn thì bắt buộc phải tậu cho mình những lọ dung lịch này.
Thật sự những bước chăm sóc và vệ sinh giày sneaker đã đề cập ở trên cũng không có gì quá khó, phải không nào? Ngọc Quang khuyến khích tín đồ đam mê sneaker hãy đầu tư công sức và tiền bạc để chăm sóc những đôi giày cưng của mình để mang lại cho phong cách thời trang bản thân sự thẩm mỹ cũng như có thể gắn bó với chúng được lâu dài!
3. Top 4 lỗi sử dụng người mang giày sneaker hay mắc phải
Một số người dùng sắm cho mình những đôi giày thời thượng mà không biết cách bảo quản chúng khỏi những tác động không tốt đến từ môi trường xung quanh. Khi ấy họ sẽ thường mắc phải một số sai lầm như sau:
– Không làm sạch giày sneaker thường xuyên
Giày là món đồ thời trang mà bạn thường xuyên phải sử dụng hàng ngày, đối với những tín đồ thời trang, giày sneaker đôi khi còn là những vật dụng “bất ly thân”. Tuy nhiên, rất nhiều người sau khi sử dụng thường không có thói quen vệ sinh giày, khiến đôi giày mất thẩm mĩ, nguy cơ gây ra các bệnh về chân cao hơn do chúng là môi trường chứa nhiều bụi bẩn và mồ hôi, tạo cơ hội cho nấm mốc phát triển.
Do đó, người sử dụng Sneaker nên quan tâm hơn đến việc vệ sinh giày, tương tự như việc bạn thường xuyên phải giặt quần áo để có những bộ đồ thời trang sạch, đẹp và cuốn hút.
– Xếp chồng giày sneaker trong tủ
Xếp chồng giày trong tủ là thói quen mà rất nhiều người mắc phải. Thực sự thì đây là một thói quen không hề tốt sẽ khiến đôi giày Sneaker của bạn trông thật xấu xí và mất thẩm mĩ.
Việc để giày lộn xộn khiến bề mặt da dễ bị biến đổi cấu trúc, gây ra tình trạng nứt da, cong vênh hoặc nhăn nhúm không thể khắc phục được. Và đây cũng là nguyên nhân khiến cho nấm mốc dễ phát triển.
– Để giày sneaker ở nơi có ánh nắng trực tiếp
Các nhà sản xuất luôn khuyên người dùng nên bảo quản đôi giày của mình ở nơi thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp. Bởi dưới tác dụng của nhiệt độ, giày có thể bị biến đổi cấu trúc da và bạc màu. Nhiều người cũng có thói quen sử dụng máy sấy để giày nhanh khô nhưng đó là một sai lầm vô cùng đáng tiếc. Đừng để những đôi giày mà bạn yêu thích trở nên nhăn nhúm, bạc màu, mất dáng.
– Không sử dụng sản phẩm phụ trợ giày sneaker
Một lỗi nhỏ nữa mà chúng ta nên làm là sử dụng các sản phẩm phụ trợ như dùng chất chống nước và vết bẩn. Với kiểu thời tiết nóng ấm như Việt Nam thì việc dính nước hoặc các vết bẩn là điều khó tránh khỏi. Để kéo dài tuổi thọ cho giày Sneaker cũng như hạn chế thấp nhất việc phải bỏ đi đôi giày giá trị, hãy bỏ ra một chút kinh phí mua sản phẩm phụ trợ.
Hy vọng một thông tin trên sẽ giúp bạn giặt giày Sneaker và bảo quản đúng cách giúp đôi giày sạch sẽ bền lâu. Cảm ơn bạn đã quan tâm tới bài viết!
5. Các cách làm sạch giày sneaker bằng những nguyên liệu an toàn
Kiểu giày sneaker, giày thể thao khá dễ vệ sinh với những nguyên liệu tự nhiên, dưới đây là những nguyên liệu an toàn và sẵn có tại nhà, giúp cho việc làm sạch, vệ sinh những đôi giày được nhanh chóng và dễ dàng hơn cả.
Giày thể thao, giày sneaker có đặc điểm là có phần đế cao rất dễ bám bẩn, đặc biệt là khi bằng chất liệu da hoặc không thấm nước thì nó rất mau bám bẩn, giày sneaker trắng cũng là một trong những mẫu giày được sử dụng nhiều nhất. Tuy vậy thì thật may là kiểu giày này khá dễ vệ sinh, dưới đây là những nguyên liệu tự nhiên, an toàn và sẵn có tại nhà, giúp cho việc làm sạch, vệ sinh những đôi giày được nhanh chóng và dễ dàng hơn cả.
– Một miếng chanh tươi
Một miếng chanh tươi giúp bạn loại bỏ và làm sáng vết bẩn trên giày vải, ngoài ra nó còn áp dụng được trên đa số chất liệu giày thể thao, giày sneaker thường bằng da hoặc có bề mặt trơn nhẵn nên dễ vệ sinh với chanh. Nếu bạn đang rất vội và muốn làm sạch đôi giày màu trắng nhanh chóng, hãy chà thật mạnh miếng chanh tươi lên đó. Lặp lại thao tác này cho đến khi bạn nhìn thấy các vết bẩn trở nên trắng sáng rồi lau sạch bằng một chiếc khăn ẩm là xong. Chanh cũng là một chất tẩy mạnh nhưng lại an toàn cho da và cho chất liệu giày, do vậy tận dụng nguyên liệu sẵn có tại nhà này sẽ hữu ích và tốt cho môi trường.
– Kem đánh răng
Tất cả bạn cần làm cầm bàn chải và đánh giày với kem đánh răng. Sau khi hoàn thành, bạn nên sử dụng một chiếc khăn cũ để loại bỏ bọt và một chiếc khăn ướt để lau sạch. Tiếp đó, để giày khô trong ánh sáng mặt trời trực tiếp trong ít nhất 3 giờ. Cũng giống như chanh, kem đánh răng có những chất tẩy nhẹ nhàng nhưng đủ để đánh bay những vết bẩn trên bề mặt giày thể thao, giày sneaker có chất liệu da hoặc vải và đem lại một đôi giày sạch sẽ nhanh chóng.
– Bột tẩy trắng
Hòa bột tẩy trắng với nước, sau đó đổ hỗn hợp lên giày vải. Ngâm hỗn hợp với giày một lúc sau đó lau khô bằng chiếc khăn cũ. Nếu các vết bẩn cứng đầu, bạn hãy sử dụng một bàn chải đánh răng cũ để làm sạch nó. Hãy đổ thêm nhiều hỗn hợp vào giày nếu vết bẩn vẫn chưa sáng lên.
– Muối baking soda làm sạch đế giày
Đế giày của các loại giày thể thao đa phần là nơi dễ bị bẩn trước tiên của đôi giày và cũng có vết bẩn cứng đầu khó đi nhất; tuy vậy vệ sinh cho phần này lại cũng dễ dàng và đơn giản giúp cho đôi giày được sạch sẽ và mới hơn mà không cần phải dợi cho giày khô khi phải giặt cả chiếc giày. Bạn chỉ cần lấy muối baking soda nhúng với một ít nước dùng bàn chải đánh răng cũ để chà và xả lại với nước là xong.
Amoniac là một cách khác để loại bỏ vết ố bẩn từ giày vải. Tuy nhiên, bạn nên pha nó với nước để tránh làm hỏng sợi vải; tiếp theo tùy thuộc vào độ bẩn của mỗi đôi giày mà bạn dùng những một lượng vừa đủ amoniac để đẩy lùi các vết bẩn, không nên để giày ướt nhất là trong những ngày trời mưa gió, độ ẩm cao. Phơi giày thật khô là rất cần thiết để bảo quản giày mới và thơm tho.
– Phấn rôm
Trước khi giặt giày, bạn nên rắc một ít phấn rôm vào các vết bẩn (nếu đó là một vết dầu). Sau 10 phút, bạn nên lau bỏ phấn rôm từ giày và giặt giày dưới vòi nước chảy. Sử dụng một bàn chải đánh răng cũ để tiếp tục loại bỏ những vết bẩn cứng đầu còn sót lại.
- Searches related to giày sneaker
- giày sneaker nam trắng
- giày sneaker chính hãng
- giày sneaker nữ
- giày sneaker là gì
- giày sneaker nam chính hãng
- giày sneaker trắng
- giày sneaker nữ chính hãng
- giày sneaker nam giá rẻ