So sánh cách thuộc da thú xưa và nay và những điều bạn cần biết
Tiêu đề nội dung
Cho dù là từ xưa hay bây giờ, cách thuộc da thú vẫn luôn là một quá trình phức tạp vô cùng, đòi hỏi chuyên môn cao cũng như thời gian và công sức của con người. Thuộc da là quá trình xử lý da động vật sống bằng các loại hóa chất thành da thành phẩm giúp da có độ bền, dẻo dai và tránh bị phân hủy trong thời gian dài. Trải qua hơn 5000 năm phát triển, cách thuộc da xưa và nay đã có sự thay đổi nhất định, nhưng nhìn chung kỹ thuật thuộc da hiện nay đã có sự cải tiến hơn trước rất nhiều.
Quá trình sơ chế da
Trước khi đưa vào thuộc, da tươi cần phải được làm sạch lông, máu và các thớ thịt còn lại dưới bề mặt da. Thời cổ đại người ta dùng dung dịch vôi hoặc nước tiểu để ngâm và giặt sạch da.
Ngày nay, kỹ thuật sơ chế trở nên phức tạp hơn rất nhiều. Quy trình cách thuộc da thú này bao gồm nhiều bước như sau: cạo và mài cho sạch lông, ngâm vôi rồi sử dụng chất phụ da khác để cân bằng độ pH. Tiếp theo ngâm da trong enzim chuyên dụng cho mềm. Cuối cùng ướp muối da hoặc sử dụng dung dịch axit để giảm độ pH cho da.
Kỹ thuật xử lý da
Có 3 kĩ thuật truyền thống để xử lý da, gồm: oil tanning, vegetable tanning và mineral tanning.
– Oil tanning là phương pháp cổ nhất. Từ thời đồ đá, người ta đã biết bôi dầu lên các bộ da tươi rồi xông khói để giữ da bền lâu hơn. Người dân vùng Trung Á dùng hỗn hợp sữa và bơ. Người Trung Quốc dùng lòng đỏ trứng. Người châu Mỹ lại dùng hỗn hợp óc động vật và dầu.
– Vegetable tanning có lịch sử phát triển gần 4000 năm. Với phương pháp này, người ta ngâm da trong dung dịch điều chế từ các loại thực vật để tạo độ dẻo dai chắc chắn cho da. Người Ai Cập cổ đại ưa thích dùng cây hoa xấu hổ, còn vùng Địa Trung Hải thường dùng cây thù du để thuộc da. Tuy nhiên, phổ biến nhất là dung dịch từ vỏ cây, hạt sồi.
– Mineral tanning thực chất là thuộc da bằng dung dịch phèn. Da thuộc sau khi ngâm phèn có độ dẻo dai cao, và đặc biệt, có màu trắng. Da thuộc trắng từng là mặt hàng xa xỉ thời Trung Cổ ở châu u. Ngày nay, đây vẫn là phương pháp xử lý da trước khi đem nhuộm màu.
Đến thế kỉ 19, một cách thuộc da thú mới đã ra đời: chrome tanning. Trong khi sơ chế, da được xử lý sao cho có độ pH tính axit. Tiếp theo, người ta ngâm da với dung dịch kim loại crôm sao cho các phân tử crôm xâm nhập vào giữa các bó sợi trong da. Phương pháp này tốn ít thời gian hơn các phương pháp truyền thống và cho da thuộc có khả năng kéo giãn tốt hơn, nhưng độ đàn hồi kém hơn.
Cách thuộc da thú hiện đại có các phương pháp nào?
Da thuộc là một dạng vật liệu bền và dẻo được tạo thành thông qua quá trình thuộc da từ da động vật như da bò, trâu, dê, cừu non, nai, cá sấu, đà điểu… Da thuộc được sản xuất bằng nhiều phương pháp khác nhau, cách thuộc da khác nhau, từ quy mô cá thể đến quy mô công nghiệp. Việc sử dụng da động vật làm vật liệu trong may mặc đã có từ thời cổ đại và rất phổ biến. Tuy nhiên, mãi về sau da thuộc mới được ưa chuộng.
Để tạo ra da thuộc phải qua giai đoạn sơ chế chuẩn bị cho tấm da sạch, mềm, và dễ thẩm thấu các chất hóa học hay tự nhiên sẽ được sử dụng để biến tấm da sống thành da thuộc để dùng trong thời trang, may mặc, và các ngành công nghiệp khác. Trước tiên, da được lóc cẩn thận khỏi các thớ thịt và mỡ, rồi được phân loại cẩn thận theo chủng loại da và chất lượng. Sau đó da được ngâm để giũ sạch các chất bẩn.
Tiếp theo, 1 loại vôi nước được sử dụng để tẩy lông đồng thời loại bỏ 1 số chất đạm, sợi trong da và thay đổi ít nhiều cấu trúc của da để da sẽ thẩm thấu tốt hơn những hóa chất sẽ được sử dụng trong công đoạn kế tiếp.
Tùy theo nơi sản xuất, các chất hóa học hay các chiết xuất từ thiên nhiên sẽ được sử dụng để làm da mềm hơn, dai bền hơn, chống thấm nước tốt hơn, và giữ không bị thối rữa theo thời gian. Tiếp theo cách thuộc da thú, da được phơi ráo nước, bôi dầu, phơi khô, nhào cho mềm và đều dầu, cán phẳng, và nhuộm màu theo nhu cầu.
Con người tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau từ da thuộc bao gồm quần áo, giày, mũ, ví, thắt lưng, huy hiệu, bìa bọc sách, giấy da và bọc các đồ đạc trong nhà…
Các cách thuộc da thú bao gồm
1. Da thuộc bằng Crom (Chrome-tanned leather): phương pháp này được sáng chế năm 1858, sử dụng Cr2(SO4)3 • 12(H2O) và các loại muối Crom khác. Phương pháp này tạo ra sản phẩm mềm, dẻo hơn và không bị mất màu, mất kiểu dáng như phương pháp Da thuộc thực vật.
Phương pháp này tạo ra sản phẩm có màu xanh do có Crom và cũng tạo ra được nhiều màu khác. Phương pháp này chỉ mất khoảng 1 ngày để hoàn thành do đó làm cho phương pháp này trở nên phổ biến. Có báo cáo cho biết phương pháp này chiếm tới 80 % nguồn cung toàn cầu.
2. Da thuộc thực vật (Vegetable-tanned leather)
3. Da thuộc bằng Anđêhit (Aldehyde-tanned leather)
4. Da thuộc bằng Fomanđêhit (Formaldehyde tanning)
5. Brain tanned leathers
6. Chamois leather
7. Rose tanned leather
8. Synthetic-tanned leather
9. Alum-tanned leather
10. Rawhide
Da thuộc là một loại vật liệu bền và dẻo được chế biến thông minh qua quá trình thuộc da của động vật như da bò, da bê, da trâu, da dê, da cừu, da cá sấu… tuy nhiên thông dụng nhất vẫn là da bò. Da thuộc có thể được sản xuất bằng nhiều phương pháp khác nhau, cách thuộc da khác nhau ở những quy mô lớn nhỏ, từ thô sơ cho tới cầu kỳ.
Quy trình chuẩn bị cho quá trình thuộc da diễn ra như thế nào?
Tuy đây không phải là bước quan trọng trong cách thuộc da thú nhưng lại là bước cần thiết đầu tiên. Mục đích của công đoạn này là để lọai hết các thành phần thừa, không cần thiết, như: mô liên kết, biểu bì hay các chất dễ dàng bị phân hủy và tạo liên kết giữa chất thuộc da với các sợi collagen ở công đoạn thuộc da.
Ở bước chuẩn bị này, cách xử lý da được thực hiện qua các khâu sau đây:
1. Tạo ẩm
– Mục đích: hồi phục lượng nước bị mất do quá trình bảo quản ( giảm từ 35 – 45% lên 60 – 70% nếu bảo quản da bằng muối và từ 18 – 50% nếu bảo quản phơi khô). Khâu này sẽ giúp sợi da khôi phục lại cấu trúc như ban đầu.
– Phải chú ý đến vấn đề thời gian trong khâu này bởi nếu quá lâu sẽ làm vi khuẩn sinh sôi và làm cho một phần collagen trong da bị phân hủy.
– Nhiệt độ thích hợp là 26 – 27oC.
2. Tẩy lông, ngâm vôi
– Mục đích: Tẩy sạch lớp lông và loại bỏ các lớp biểu bì, thượng bì cũng như lớp mỡ dưới da.
– Đây là khâu rất phức tạp, đòi hởi phải kiểm soát được chặt chẽ việc sử dụng hóa chất, nước, nhiệt độ và thời gian.
– Sunfuanatri là chất kiềm đóng vai trò quan trọng trong quá trình làm sạch lông và chân lông và PH tẩy chân lông là 12 – 13.
– Với kỹ thuật và cách thuộc da hiện đại, ngâm vôi được tiến hành trong fouslon với vận tốc là 3 – 4 vòng/ phút, thời gian là 12 – 18h và đảo 10 phút/giờ để cho dung dịch thấm đều lên da.
– Nước sử dụng rửa da là nước cứng, cho nên trên bề mặt da sẽ tạo thành lớp CaCO3 làm cho da thành phẩm có chất lượng kém. Để tránh tình trạng này, ta cần cho thêm 0,5% lượng vôi so với lượng da.
3. Xẻ mỏng
Khâu này được thực hiện trên máy xẻ và tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà các lớp da xẻ có độ dày khác nhau.
Chẳng hạn: Da sau khi được ngâm vôi có độ dày mặt cật là 4 mm, sau khi thuộc là 2,8 mm, sau khi bào còn 2,6 mm và da hoàn thành chỉ còn 2,3 mm.
4. Tẩy vôi, làm mềm
– Mục đích của khâu tẩy vôi là để loại bỏ các hóa chất kiềm để tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng da thuộc.
– Mục đích của khâu làm mềm là tạo cho da có mặt cực nhẵn và loại bỏ toàn bộ sự trương nở và lớp ghép trên mặt cật. Khâu này cũng nhằm làm tăng sự đàn hồi của da thành phẩm. Tuy nhiên, nếu quá trình làm mềm da quá lâu, quá mạnh sẽ làm giảm độ bền lực chịu kéo. Đồng thời cũng tùy theo mục đích sử dụng da mà có chế độ làm mềm khác nhau.
Cách thuộc da thú và chỉnh lý, hoàn thiện da thuộc
– Đây chính là công đoạn quan trọng nhất trong cách thuộc da thú để chuyển da trần thành da thuộc.
– Hoá chất được dùng để thuộc da bò là kali bicrômat: K2Cr2O7. Khi được thuỷ phân tạo thành muối kiềm crôm:
K2Cr2O7 + 3H2SO4 + R —› K2SO4 + 2CrOHSO4 + RO + H2O
R ở đây là chất khử ( gluco hoặc Na2S2O4). Phản ứng đã tạo nên hợp chất hyđrôxyt là muối kiềm Crôm, dung dịch mang tính axit. Quá trình thuỷ phân có thể tiếp tục nếu ta cho axit vào dung dịch và cũng có thể đưa sản phẩm của quá trình thuỷ phân trở về dạng sunfat crôm.
– Hiện nay, người ta dùng các tác nhân trung hoà khác nhau làm cho tác dụng nâng kiềm của tăng lên một cách từ từ, như: khoáng đôlômit, Mentrigan MOG.
– Sau 2 giờ quay, chúng ta cần kiểm tra độ xuyên thấu của axit hoá, sau khi đạt ta cho: 6 – 8% Cr2O3 dạng bột, quay 6-8 giờ, thử độ xuyên thấu sau 3 – 4 giờ, cho tiếp 0,5 – 1% Mentrigan MOG, quay 1-2 giờ. Đồng thời phải thử nhiệt độ và pH.
– Đối với da phèn thì cần phải dùng chất chống mốc ( thường là 0,3-0,5% Preventol WB).
Sau 2 công đoạn trên, da còn có độ ẩm rất cao ( 60 – 65%), chưa có độ mềm dẻo cần thiết, bề mặt da khô và rất dễ thấm nước. Vì vậy nhất định phải được chỉnh lý và hoàn thiện.
Chúng ta phải thực hiện các khâu cơ bản của cách thuộc da như: ủ đống, ép nước, bào mỏng, trung hòa ( đối với da thuộc Crôm), nhuộm ăn dầu, sấy khô, để cho da có độ ẩm là 12-15%, sau đó đem vò mềm, trau chuốt,… Mục đích của chúng là làm cho da thuộc đồng đều về mặt màu sắc, đồng thời cũng khắc phục những khuyết tật trên bề mặt nhằm đáp ứng mục đích sử dụng đa dạng của người mua.
Da sau khi thuộc độ ẩm còn quá cao 60-65%, chưa có độ mềm dẻo cần thiết, bề mặt thô và dễ ngấm nước. Vì thế sau khi thuộc nhất thiết phải qua công đoạn chỉnh lý để có cách thuộc da hoàn chỉnh.
Với các loại da khác nhau, yêu cầu khác nhau trong quá trình chỉnh lý. Tuy nhiên, các loại da sau khi thuộc đều có những khâu cơ bản sau: ủ đống, ép nước, bào mỏng, trung hòa ( đối với da thuộc Crôm), nhuộm ăn dầu, sấy khô, để cho da có độ ẩm là 12-15%, sau đó đem vò mềm, trau chuốt, mục đích làm cho da thuộc đồng đều về mặt màu sắc, khắc phục những khuyết tật trên bề mặt nhằm đáp ứng mục đích sử dụng đa dạng của người tiêu dùng.
Trong công nghiệp thuộc da, quy trình thuộc đóng vai trò quyết định của sản phẩm thì trau chuốt có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với tiêu dùng vì rằng: chỉ tiêu thẩm mĩ của da thuộc crôm với các đồ dùng chế biến từ da được thể hiện chủ yếu ở màu sắc, độ bóng, độ bền nhiệt, bền uốn gập của lớp màng trau chuốt. đặc biệt là lớp màng trau chuốt có vai trò quyết định giá trị của tấm da thuộc khi lưu thông trên thị trường.
Vì vậy khi trau chuốt đòi hỏi các nhà công nghệ phải tìm hiểu, nắm bắt thị hiếu của người tiêu dùng, từ đó phân loại, lựa chọn hóa chất, phương pháp trau chuốt cho phù hợp với công dụng từng mặt hàng mà người tiêu dùng đòi hỏi.
Ba công đoạn phức tạp, tỉ mỉ của cách xử lý da hay cách thuộc da thú đã thể hiện được sự khéo léo, tinh tế của những người nghệ nhân. Tuy nhiên, để tạo nên những sản phẩm tinh xảo, đẹp còn phụ thuộc vào quá trình gia công và hoàn thiện những tấm da thuộc đó nữa.
CÔNG TY TNHH TM DV NGỌC QUANG
Ngọc Quang chuyên phân phối các sản phẩm da thật cao cấp: Thắt lưng nam, ví da nam, Ví passport da thật.
– Địa chỉ: 2N Cư Xá Phú Lâm D, Phường 10, Quận 6, Tp.HCM
– Hotline: 098-300-9285 / 090-267-1099
– Email: quang.nguyen@thatlungnam.com.vn
– Website: https://vietnamleather.com
Mua hàng tại Ngọc Quang được bảo hành 12 tháng và được bảo trì sản phẩm trọn đời.
Các tìm kiếm liên quan:
- + thuộc da tại nhà
- + thuộc da cổ truyền
- + cách thuộc da mèo rừng
- + công đoạn thuộc da là làm gì
- + học nghề thuộc da
- + cơ sở thuộc da
- + bài giảng công nghệ thuộc da
Nội dung liên quan: