Phân biệt các loại da bò cơ bản dành cho người dùng
Tiêu đề nội dung
Phân biệt các loại da bò cơ bản dành cho người dùng
Các loại da bò về cơ bản thì có thể chia làm 04 loại: full grain, top grain, corrected grain và split leather. Bài viết này sẽ cung cấp một số những kiến thức cơ bản về các loại da bò này.
Các loại da bò từ trước đến nay vẫn luôn được coi là loại vật liệu chế tạo các loại túi ví, dây lưng cao cấp và sang trọng nhất. Da thật có đặc tính mềm, dẻo dai và đặc biệt rất bền. Thực sự da có tuổi thọ gấp nhiều lần các loại vật liệu phủ giả da khác. Các loại da bò có thể thở nên chúng có thể làm mát vào mùa hè và giữ ấm vào những tháng mùa đông. Da dùng làm vật liệu chế tạo túi, ví, dây lưng và các vật dụng khác được trải qua một chuỗi quy trình xử lý hóa học gọi là thuộc da. Chu trình này làm mềm, làm đẹp và giúp bảo vệ da. Vậy, Bạn có thể phân biệt các loại da bò? Chúng được phân loại ra sao? Mỗi loại có các chỉ tiêu, tính chất khác biệt như thế nào?
Da là sản phẩm tự nhiên không phải là vật liệu nhựa hay vinyl, bên cạnh phân biệt các loại da bò, ngoài những khác biệt về màu sắc ngay trên cùng một tấm da cũng có thể có sự khác biệt về cảm giác giữa các vị trí. Sự khác biệt này không phải là lỗi sản xuất. Đây là đặc tính tự nhiên của da thật 100%. Những dấu hiệu như vậy của tự nhiên cũng chính là lý do khiến da trở nên được yêu thích.Cũng giống như da của bạn có khác nhau giữa nơi này với nơi khác, da bò cũng vậy.
Việc phân biệt các loại da bò sẽ giúp nhà máy xác định các dòng sản phẩm tương ứng cũng như phân loại chất lượng sản phẩm hay giá thành sản phẩm da để sản xuất giày da, túi xách, ví da, thắt lưng da dần trở nên phổ biến và được nhiều người ưa chuộng.
Một trong những vẻ đẹp của da là không bao giờ có hai tấm da giống hệt nhau, bởi vì chúng có những vết tích khác nhau. Chúng không làm giảm giá trị của da, mà thay vào đó, chúng là minh chứng cho nguồn gốc tự nhiên của tấm da đó!
Các loại da bò – Chất lượng tốt nhất là da full grain
1. Đặc điểm, phân loại và thế mạnh
Là loại da chưa được mài, dập vân hoặc đánh bóng để loại bỏ những phần không hoàn hảo (như vết sẹo, vết muỗi đốt, trầy xướt do va quẹt) trên bề mặt da của con bò. Da được giữ bề mặt nguyên thủy và được thuộc thẩm thấu xuyên tâm đến tận bề mặt bên kia của tấm da, đây là chỗ để nhận biết da full grain (màu sắc 2 mặt da giống nhau). Một cách để nhận biết da full grain nữa là do bề mặt không bị phủ sơn hay phết bất kỳ lớp keo đánh bóng nào lên nên bạn sẽ nhìn thấy được lỗ chân lông, các vệt sẹo, nhăn hoặc xước trên da, điều này giúp da có thể thở được và luôn thông thoáng. Nhờ đặc điểm này, da nhanh chóng khô và khó bị mốc trong các môi trường ẩm, hay đi mưa. Đây là lợi thế giúp full grain trở thành loại da có độ bền cao nhất. Full grain còn một điểm tuyệt vời nữa là theo quá trình sử dụng thường xuyên, nhờ tiếp xúc ma sát và hơi tay da sẽ tiết ra một lớp patina giúp bảo vệ da, làm cho da khó nhạy cảm với trầy xướt và giúp da đổi màu, bóng đẹp hơn ban đầu rất nhiều.
Da full grain thành phẩm thường còn được gọi là da aniline. Các loại da aniline thông dụng tại Việt Nam có thể kể đến là da sáp, nappa và veg-tanned, pull-up.
Một tấm da thuộc có độ dày tùy thuộc vào tuổi, và loại động vật được lấy da để thuộc. Lớp da dày này có thể tách ra làm nhiều lớp.Da full-grain là lớp trên cùng của bộ da. Lớp trên cùng này dày khoảng 1.0 -1.5mm và cũng là phần tốt và đẹp nhất của tấm da. Thông thường, lớp da này là nguyên thủy, không qua hoặc rất ít công đoạn gia công làm mặt, cắt hay mài mỏng bề dầy nên cho chất lượng rất cao, phân loại cao nhất trong tất cả.
Da nguyên tấm full grain là loại da không bị chà cát, đánh bóng, bề mặt được giữ nguyên vẹn trước khi được áp lên một lớp phủ ngoài. Da full grain có độ bền cao nhất và chắc chắn nhất vì lấy từ lớp da ngay dưới lớp lông của con vật. Ngoài ra, da full grain còn có khả năng chống ẩm cao vì các lớp mô từ đây liên kết với nhau rất chặt chẽ.
Da full grain theo thời gian dài sử dụng sẽ càng đẹp và bóng mịn hơn mà không cần phải phải qua các tác nhân xử lý nào vì các mô tế bào da có khả năng tự phát triển ra lớp phủ bóng mới (lớp patina).
2. Điểm yếu
Vậy đâu là điểm yếu của loại da này? Với người gia công, họ phải phải lựa những mặt da đẹp, không bị sẹo, lỗi để sản xuất. Với khách hàng, đại đa số người dùng Việt Nam hiện vẫn còn quen dùng giả da, da PU. Những loại da được làm từ chất liệu công nghiệp này có độ đồng đều tuyệt đối, và bóng mượt, nên nhiều khách hàng đặc biệt là khách hàng nữ khi dùng đồ da sẽ không quen với các vết nhăn, trầy xướt và họ cũng không biết rằng nếu dùng sau một thời gian, những vết trầy xước sẽ dần phai đi, da sẽ còn tiếp tục bóng và đẹp hơn nữa nhờ lớp patina được tiết ra. Các loại da khác đều không có điểm đột phá này.
Các loại da bò – Chất lượng tốt thứ hai là da Top-grain
Da top grain (đây là loại da được sử dụng nhiều nhất trong các sản phẩm da cao cấp) là loại da có chất lượng tốt thứ hai chỉ sau da full grain.
Da top grain là loại da giống với full grain. Tuy nhiên, bề mặt trên cùng được mài làm cho lớp da trở nên mỏng và mềm hơn. Bên cạnh đó, bề mặt được đánh bóng để loại bỏ đi những khuyết điểm trên da,và phủ một lớp chống biến màu trong suốt thời gian dài sử dụng, tạo nên sự đồng nhất cho sản phẩm.
Thế nhưng, loại da top grain này không bền chắc bằng full grain, bị rạn nứt nhanh hơn da tự nhiên. Mặc dù vậy, đây là loại da tốt đứng thứ hai sau full grain và được sử dụng rộng rãi cho hầu hết các loại túi xách, ví…
Có thể hiểu đơn giản da nguyên thủy là một tấm da rất dày (cỡ 1cm), xưởng thuộc dùng kĩ thuật tách đôi lớp da đó ra và phần trên đó là da full grain, phần dưới là da split (loại mà mình sẽ nói bên dưới). Phần trên nếu mang đi chà cát, đánh bóng và phủ bề mặt một lớp hóa chất thì sẽ cho ra da top grain. Lớp phủ này làm da không thở được và cũng không sản sinh ra patina, điều đó làm cho da dễ bị xuống cấp nếu đặt trong môi trường ẩm mốc và da cũng không có khả năng chuyển màu. Loại da này thường rẻ hơn và chống bán bụi tốt hơn da full grain, ngoài ra lợi thế của nó là bóng đẹp, bắt mắt ngay từ đầu và vẫn giữ được độ nhăn, những vệt vân tự nhiên của da. Top grain thường được dùng để làm phụ kiện thời trang hoặc bọc da cho đồ nội thất.
Để làm đẹp hơn bề mặt, cũng như mài mỏng theo yêu cầu mong muốn của một số sản phẩm da, người ta cho ra đời dòng da Top-grain bằng một số phương pháp xử lý để phục vụ một sô sản phẩm đặc biệt yêu cầu chất lượng trung bình. Da nguyên liệu được để giữ nguyên trạng thái tự nhiên, không điều chỉnh hạt da.Trong khi đó da Top-grain điều chỉnh được tác động bề mặt để giảm các vết xước, làm nổi để phát triển các hiệu ứng. Hầu hết các khách hàng ưa chuộng da điều chỉnh vì dễ lau chùi khi có đổ nước. Loại da này có lớp bảo vệ bề mặt và chống trầy xước trong khi da nguyên trạng không có. Da nguyên miếng đặc tính rất bền, không bị nổ da trong quá trình sử dụng, và càng dùng da sẽ càng mềm mại hơn. Khi sử dụng quý khách nên lưu ý tránh để bề mặt da bị ma sát nhiều, đặc biệt ở các góc túi, ví để đảm bảo độ bền đẹp của sản phẩm.
Các loại da bò – Chất lượng trung bình là da điều chỉnh (corrected-grain)
Corrected grain hay còn lại là da semi aniline là bất kì loại da nào có sử dụng hạt nhân tạo phủ lên bề mặt da. Miếng da được sử dụng để làm ra loại da này không đủ tiêu chuẩn để tạo ra da aniline. Đối với loại da này thì những vết không hoàn hảo đã được chỉnh sửa hoặc chà bóng, thêm vào đó là những hạt nhân tạo để tạo ấn tượng và được bọc ngoài bằng màu nhuộm. Hầu hết da corrected grain được sử dụng để làm da nhuộm màu và màu sắc sẽ giúp che giấu những khuyết điểm và những dấu chỉnh sửa. Các loại da thông dụng thường dùng tại Việt Nam: saffiano, mill hạt.
Da đã qua chỉnh sửa, xử lý là loại da được đánh bóng để loại bỏ các khuyết điểm. Sau đó, chúng được nhuộm màu nhân tạo để che đi những chỗ chà nhám rồi phun lên một lớp phủ bên ngoài.
*Sự khác nhau giữa hai loại da Full – grain và corrected grain:
Một số nơi dùng từ “da cật”/ “da nguyên trạng” cho “full – grain” và “da thuộc điều chỉnh” cho “corrected grain. Do đây là thuật ngữ chuyên ngành nên chúng tôi sẽ để nguyên văn tiếng anh.
Corrected grain là loại da đã được xử lý bề mặt (thường là mài, chà, …) để loại bỏ những vết sẹo, khuyết điểm trên da. Ngược lại, full – grain là một tấm da tự nhiên, không được qua xử lý. Da corrected grain thường được sản xuất từ những tấm da có chất lượng thấp hơn các loại trên một chút, chúng cũng được nhuộm aniline và chà bằng máy.
Bởi vì mỗi tấm da bò đến từ một con bò khác nhau, chúng có những “vết tích” (markings) riêng thể hiện phong cách và tính cách cá nhân của con bò đó. Những vết tích này bao gồm vết thẹo từ vết cắn côn trùng, vết cắt của kẽm gai, vết rạn từ quá trình sinh nở, nếp nhăn ở cổ, … Số lượng và diện tích của những vết tích này sẽ quyết định chất lượng tấm da bò đó.
Da bò top grain có vết thẹo lớn sẽ ít được ưa chuộng hơn vì chúng làm giảm diện tích sử dụng của tấm da bò. Để cải thiện điều này, chúng thường được mài để giảm các khuyết điểm này. Quy trình mài cũng tương tự như đánh bóng (sanding) gỗ. Một vài lớp da sẽ được mài mềm toàn bộ bề mặt, sau đó, vết thớ da (hay còn gọi là hạt – grain) sẽ được in lên lại; cách thức này được gọi là “dập nổi” (emboss). Một vài tấm khác có thể chỉ được mài những chỗ có vết thẹo. Bất kể bằng cách nào, miễn là những vết thớ da được tu chỉnh thì tấm da bò sẽ được gọi là corrected grain.
Những vết thớ da ở da full grain không được chỉnh sửa. Chúng chỉ có rất ít vết theo nên không cần phải xử lý bề mặt như corrected grain. Đây là loại da có chất lượng tốt nhất, và chỉ những chú bò được chăm sóc trong môi trường nghiêm ngặt, vệ sinh sạch sẽ mới có thể tránh những vết sẹo và được sử dụng da làm da full Grain. Da full grain giữ được nguyên vẹn các hạt da, lớp biểu bì trên cùng của da nên rất tự nhiên và bền.
Về cơ bản, hai loại da có độ bền tương đương nhau, nhưng quá trình mài da khiến cho loại da corrected grain bị giảm độ mềm mại tự nhiên. Da full grain thường được dùng cho những da bán aniline và da aniline đắt hơn. Hãy nhớ rằng da full grian sẽ có phức hợp kết cấu tế bào và sợi tế bào đa dạng tuỳ theo từng vùng chăn nuôi bò. Vì vậy, mỗi tấm da có một sự kết hợp độc nhất giữa sự mềm mại và thô ráp.
Đừng quên một vài vết thẹo là tự nhiên. Một trong những vẻ đẹp của da là không bao giờ có hai tấm da giống hệt nhau, bởi vì chúng có những vết tích khác nhau; không làm giảm giá trị của da, mà thay vào đó, chúng là minh chứng cho nguồn gốc tự nhiên của tấm da đó!
Các loại da bò – Chất lượng thấp nhất là da split (tách lớp)
Da split là loại da được làm bằng phần xơ của phần da còn lại sau khi phần da được sử dụng làm da top-grain đã được tách ra.
Các loại da bò – Trong suốt công đoạn tách phần top-grain và phần da split, phần da split có thể chia thêm (mỏng hơn) thành middle split và flesh split. Một miếng da rất dày như middle split có thể tách thành rất nhiều lớp cho đến khi quá mỏng không thể tách thêm được nữa. Da split sau đó sẽ được phủ một lớp nhân tạo lên bề mặt và được dập nổi bằng hạt da (da bycast). Da split còn được sử dụng để làm da lộn. Những tấm da lộn chắc nhất thường được làm từ da split đã được loại bỏ hạt hoặc từ da flesh spilt (da đã được cạo đến một độ dày chuẩn). Da lộn thường được làm sần sùi cả 2 mặt. Ngày nay, nhà sản xuất sẽ sử dụng những kỹ thuật khác nhau để làm da lộn từ da full-grain để tăng chất lượng sản phẩm. Tùy mục đích sử dụng người ta cũng có thể lật ngược tấm da lộn để làm các sản phẩm khác nhau (mặt thấy được thì không có hạt sần sùi). Tuy nhiên đây không được coi là dạng chuẩn của da lộn.
Dòng da tách lớp (có chất lượng thấp nhất), là lớp dưới của bộ da sau khi đã lấy đi phần da trên cùng. Nó có thể được xử lý thành da lộn hoặc da tách lớp & phủ bề mặt. Da tách lớp và phủ bề mặt (coatedsplit) thường cứng và kém bền hơn da top-grain. Do lớp da thật bên trong và lớp phủ nhân tạo bên ngoài có độ dãn nở khác nhau, nên trong điều kiện thời tiết nóng ẩm như ở Việt Nam, da vẫn có thể bị bong tróc, gãy nếp sau một thời gian sử dụng nhất định.
Độ bền của da tách lớp phụ thuộc nhiều vào chất lượng của lớp phủ nhân tạo trên bề mặt da, điều này bằng mắt thường rất khó đánh giá. Tuy nhiên ưu điểm của da tách lớp và phủ bề mặt, là có thể tạo nên những tấm da có độ cứng nhất định, phù hợp để chế tác các loại túi, ví có form cứng, hộp rất thời trang – Điều mà da nguyên miếng rất khó làm được (vì da nguyên miếng càng dùng sẽ càng mềm, và nếu để lớp da miếng thật dày để có độ cứng cần thiết thì túi/ví lại quá nặng, không tiện sử dụng).
Da tách lớp và phủ bề mặt vẫn có thể chế tác để có vân da gần giống như da thật nguyên miếng, tuy nhiên khi nhìn mặt cắt của da có thể thấy lớp da không đồng nhất (tách làm hai lớp), chất da cứng hơn, bề mặt da không có các lỗ chân lông như da miếng, hoặc nếu có thì là do chế tác tạo nên, vì thế mặt da rất đồng đều không tự nhiên, khi bấm vào bề mặt da thì độ đàn hồi của da kém hơn.
Da split là loại da lấy từ phần da xơ phía bên dưới phần da top grain. Phần da xơ này có thể được tách thành nhiều lớp mỏng hơn, sau đó cạo sửa độ dày trước khi phun một lớp phủ ngoài. Loại da này nhẹ hơn da top grain và dĩ nhiên là rẻ hơn, nó thường được sử dụng dưới hình thức da lộn.
Làm một chiếc ví thì chúng ta nên chọn loại da có dộ dầy từ 0.8mm đến 1.5mm đối với ví nam; và 1mm đến 2mm đối với ví nữ, chất da hơi đanh. Trong trường hợp da không đanh nhưng ta lại cần tạo dáng cho sản phẩm (đối với ví nữ) thì phải có lớp lót phía trong.
Cuối cùng, cho dù các loại da bò là một sản phẩm rất bền chắc, nó vẫn cần có sự chăm sóc tốt. Nếu đặt lâu dưới ánh sáng mặt trời nó có thể bị phai màu cũng giống như các loại vải tốt. Tránh đặt da gần nguồn nhiệt nóng vì điều đó sẽ làm khô da gây nên nứt gãy. Tránh để các vật nhọn trên da. Hạn chế sử dụng hóa chất đánh bóng hay xà phòng đối với các loại da bò.
CÔNG TY TNHH TM DV NGỌC QUANG – Ngọc Quang chuyên phân phối các sản phẩm da thật cao cấp: thắt lưng nam, ví da nam, ví passport da thật…
– Địa chỉ: 2N Cư Xá Phú Lâm D, Phường 10, Quận 6, Tp.HCM
– Hotline: 098-300-9285 / 090-267-1099
– Email: quang.nguyen@vietnamleather.com
– Website: https://vietnamleather.com
Mua hàng tại Ngọc Quang được bảo hành 12 tháng và được bảo trì sản phẩm trọn đời.
Các tìm kiếm liên quan đến các loại da bò
+ da bò vân
+ vải da bò
+ kiến thức về da thuộc
+ da bò thuộc là gì