Jannah Theme License is not validated, Go to the theme options page to validate the license, You need a single license for each domain name.
Da thuộc

Bộ dụng cụ may đồ da dành cho những người mới bắt đầu

Những sản phẩm bằng da thật không chỉ là sản phẩm của những người thợ làm da mà đó còn là những tác phẩm chứa linh hồn của những người nghệ nhân handmade và cả những tình yêu của những bạn trẻ sáng tạo có cá tính và đam mê. Có thể lúc nới học làm da thật, bạn còn nhiều điều ngỡ ngàng và cũng không đủ tài chính để có thể có cho mình một bộ dụng cụ may đồ da đủ đầy và thường chỉ tìm cho mình những công cụ cơ bản nhất. Cùng Ngọc Quang nhìn lại hành trình của những ngày đầu bỡ ngỡ trên con đường này nhé!

bộ dụng cụ may đồ đa
bộ dụng cụ may đồ đa

Các bước làm nên sản phẩm về da thuộc

Da thuộc là một trong những nguyễn liệu khó may, không phải chỉ cần kim chỉ là may được.  Để làm một món đồ như túi hay ví bằng da thuộc cần có những công đoạn nhất định như:

  • Định hình kiểu dáng túi hoặc ví
  • Đo và cắt các miếng da một cách chuẩn xác, tỉ mỉ đến từng milimet.
  • Lấy dấu lỗ thẳng hàng từng tấm một.  Đục lỗ theo dấu có sẵn.
  • Xâu chỉ qua lỗ và cố định miếng da bằng keo
  • Đập cho dẹp đường may. Tùy vào yêu cầu của mỗi người mà chiếc túi hoặc ví còn có thể trang trí hay làm gì đó trên da.

Bộ dụng cụ may đồ da cơ bản nhất hiện nay

Để thực hiện được những bước trên cũng cần có những công cụ phụ trợ. Ngọc Quang xin giới thiệu cho bạn một số những công cụ cơ bản để bạn có thể làm ra một sản phẩm đồ da ưng ý.

1. Bộ dụng cụ may đồ da – Bảng cắt tự liền

Bảng cắt này sẽ không để lại vết cắt trên bảng. Bảng có độ đàn hồi cao, bạn có thể cuộn tròn khi di chuyển mà không cần gập tạo nếp gấp gãy bảng.

Dao được sử dụng kèm với bảng này là dao Rotary Cutter và thước cắt theo quy chuẩn quốc tế. Việc sử dụng bảng và công cụ đo chuẩn có thể giúp bạn hoàn thiện sản phẩm của mình một cách chỉn chu và tỉ mỉ nhất.

 2. Bút lấy dấu

Bút chì kim tuyến hay bút chì đầu nhỏ là 2 loại bút được dùng để lấy dấu phổ biến trong việc làm đồ da. Bạn cũng có thể sử dụng các loại bút khác để thay thế. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không được sử dụng bút bi do hầu như các loại da khi dùng bút bi lấy dấu cực kỳ khó để tẩy vết đi.Bút chì đầu to cũng hẹn chế dùng vì nhiều loại ra sau khi tẩy vết chì sẽ khiến da trở nên xấu và có thể hỏng.

3. Thước kẻ

Có rất nhiều loại thước kẻ trên thị trường và nếu bạn muốn làm nhiều lần và nhiều loại thì tốt nhất bạn có thể có đủ bộ thước gồm: ê ke, thước thẳng, đo độ.

Nếu bạn chỉ làm chơi thì hãy tìm cái nào phù hợp với sản phẩm của riêng bạn. Thước kẻ cũng có nhiều loại khác nhau dựa theo nguyên liệu làm nên thước như thước sắt, thước nhựa, thước inox…

Lời khuyên dành cho bạn là nãy tìm cho mình một cây thước mà khi bạn cầm lên có cảm giác vừa tay và vừa với sản phẩm của bạn.

4. Bộ dụng cụ may đồ da – Keo dán

Nếu bạn là một người tỉ mỉ và khéo tay, bạn có thể sử dụng keo con chó, loại keo thông dụng nhất nhưng rất khó bóc ra nếu dán bị lệch. Tuy nhiên, với những người mới bắt đầu thì nên sử dụng mủ cao su, keo sữa hoặc băng dính 2 mặt. Hai loại này là sự lựa chọn tối ưu cho bạn bởi ưu điểm nó không quá dính nên bạn có thể bóc ra và dán lại một cách dễ dàng. Tuy nhiên, cái gì cũng có 2 mặt của nó, vì dễ bóc ra hơn nên chất lượng túi cũng không phải là hoàn hảo nhất.

 5. Tấm lót

Được sử dụng để bảo vệ các công cụ khi đục lỗ không bị cùn hay sứt mẻ đầu đục. Hiện nay trên thị trường có tấm ván lót bằng da nén, tấm ván lót bắng cao su hay tấm ván lót bằng gỗ.

 6. Búa

Có 4 loại búa phổ biến hiện nay: búa sắt, búa gỗ, búa cao su, búa 2 đầu. Hiện hay, búa cao su và búa 2 đầu đang được sử dụng phổ biến nhất do búa cao su thường được dùng để đóng phẳng sau khi may. Búa sắt ít được sử dụng hơn do được làm bằng sắt khiến chiếc búa cầm lên bị nặng tay và nhanh mỏi.

 7. Kim chỉ

Kim: Kim khâu da là loại kim đầu tù khác với những loại kim thông thường. Đặc điểm của loại kim này cứng hơn để có thể xuyên qua tấm da.

Chỉ: Chỉ khâu dùng để làm đồ da gồm 2 loại: chỉ se sẵn và chỉ nilon tự se. Có thể se chỉ bằng cách bôi sáp ong vào chỉ, như vậy, chỉ sẽ bền và trơn hơn có thể dễ dàng xuyên qua lớp da dầy.

bộ dụng cụ may đồ đa
bộ dụng cụ may đồ đa

 8. Dao rọc giấy

Dao rọc giấy của Nhật là một sự lựa chọn ưu tiên cho bạn. Loại dao này có đặc điểm mũi dao sắc và bền đồng thời không bị rung lắc như những loại dao của các hãng khác. Tùy vào ví tiền của mình bạn có thể chọn cho mình một con dao phù hợp.

Bộ dụng cụ làm đồ da

 9. Cây đục lỗ

Có thể nói cấy đục lỗ là một công cụ quan trọng trong việc làm nên một sản phẩm về da. Mỗi loại cây đục lỗ sẽ tạo nên những hiệu ứng khác nhau như: tròn, quả trám, xiên, thẳng…Thông dụng nhất phải nói đến là đục trám với hiệu ứng hình thoi giúp đường chỉ nhỏ gọn và dễ xâu kim chỉ.

 10. Cây bấm lỗ

Thường đẻ bấm tạo nấc đai cho thắng lưng, dây túi. Cây bấm lỗ có nhiều kích cỡ khác nhau dùng cho nhiều kích cỡ khuy cài khác nhau.

Để làm ra một sản phẩm đồ da không khó, nhưng để làm ra một sản phẩm đồ da với chất lượng không phải là một điều dễ dàng. Không chỉ đòi hỏi người thợ làm đồ da có tay nghề cao mà còn phải có những dụng cụ chuyên dụng khác.

Học làm đồ da thủ công bằng bộ dụng cụ may đồ da

Da thuộc không dễ may như vải, không phải chỉ cần kim chỉ kéo là may được. 1 công đoạn may túi hay ví bằng da thuộc bao gồm:

+ Đo và cắt các mảnh chuẩn xác đến từng centimet
+ Xâu chỉ qua lỗ để may như may áo – đương nhiên là có dùng kim.
+ Sau đó thì đập đập cho da dẹt bớt đi, hơ lửa, là nóng hay làm gì đó cho da thêm độc đáo thì tùy.
+ Bút: Nên dùng bút kim tuyến, hoặc bút chì đầu nhỏ.
+ Thước kẻ, tốt nhất là có đủ ê ke, đo độ, thước thẳng, thước dây. Còn nếu làm chơi thôi thì sắm cái nào bạn thấy phù hợp nhất với kích cỡ hình dáng đồ bạn cần làm là được.
+ Tấm ván lót, bằng da nén, cao su hay bằng gỗ đều được. 1 là làm cho âm thanh lúc đục lỗ nó không quá kinh khủng, ảnh hưởng đến người khác, 2 là làm cho sàn nhà đỡ bị hỏng.
+ Búa. Nhớ chọn loại búa vừa tay thôi nhé, dùng nhiều nhanh mỏi lắm. Dùng 1 búa cao su để đóng cho phẳng đường may sau khi may xong nữa.
+ Kim chỉ. Ra quán bán da kiểu gì cũng có kim chỉ. Vài hôm nữa lại viết 1 bài về các loại chỉ vậy. Nhỏ như cây kim sợi chỉ mà cũng thành một bài viết =.=
+ Kéo: Chọn loại kéo vững nhé, da không mềm nhẹ như giấy đâu, cắt dễ bị trệch đường lắm.
bộ dụng cụ may đồ đa
bộ dụng cụ may đồ đa

Từ khóa:

  • Thành lý bộ dụng cụ làm đồ da
  • Thành lý bộ dụng cụ làm đồ da
  • Kim khâu đồ da
  • Dụng cụ làm đồ handmade
  • Tài liệu học làm đồ da

Nội dung liên quan:

Có nên mua dây nịt nam giá sỉ tphcm?

Phối đồ với dây nịt cho nam như thế nào là phù hợp?

Da thuộc làm ví là gì? Một số loại da thuộc thông dụng nhất hiện nay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button