Quà tặng doanh nghiệp

Hướng dẫn làm 5 món ăn cho mâm cơm gia đình thêm phong phú

Cuối tuần hay vào các ngày lễ là những ngày gia đình đoàn tụ đông đủ bên nhau. Chúng ta thường cùng nhau nấu ăn và trò chuyện để gia đình thêm sum vầy và ấm cúng. Bữa ăn ngon thì phải có các món ngon. Cùng chúng tôi vào bếp làm mâm cơm gia đình với 5 món ngon dễ làm vào các ngày cuối tuần và các ngày lễ.

5 Món ngon dành cho mâm cơm gia đình

1. Bún măng vịt

Vịt là loại gia cầm rất quen thuộc với chúng ta, về quê bắt con vịt nấu bún măng còn gì bằng. Nguyên liệu dễ tìm ,công thức chế biến đơn giản chắc chắn sẽ là lựa chọn tối ưu cho bữa ăn của gia đình bạn.

mâm cơm gia đình

Nguyên liệu gồm:

  • 1 con vịt (đủ phần ăn cho cả nhà)
  • 1kg bún tươi
  • 500g măng tươi
  • 600g xương gà
  • Hành, rau mùi, rau húng, mùi tàu, rau xà lách
  • Dầu ăn, hạt nêm, nước mắm

Cách làm

  • Bước 1: Nếu bạn không có thời gian thì mua vịt làm sẵn. Bạn rửa sạch rồi dùng muối và gừng xát vào vịt để khử mùi hôi. Bắc nước lên bếp cho vịt vào nồi luộc vịt cho chín rồi với ra để nguội, chặt miếng vừa ăn rồi để ra dĩa riêng.
  • Bước 2: Xương gà rửa sạch cho vào nồi hầm lửa nhỏ khoảng 30 phút rồi lọc lấy nước trong.
    Măng rửa sạch thái mỏng rồi cho vào nước luộc một ít muối, luộc 2 lần để măng không bị chát.
    Cho măng vào xào với hành khô, nêm gia vị vừa ăn. Khi măng đã ngấm gia vị cho vào nồi nước dùng nêm lại cho vừa ăn, sau đó đun sôi.
  • Bước 3: Hành, mùi tàu rửa sạch, cắt nhỏ. Rau húng rửa sạch vớt ra rổ để ráo. Xếp bún ra tô, xếp thịt vịt đã chặt lên, rắc hành mùi, chan nước và măng vào tô ăn nóng. Ăn kèm với rau húng và nước mắm gừng chấm thịt vịt. Thế là xong không có gì là khó khăn.

2. Gỏi cuốn tôm thịt

Gỏi cuốn tôm thịt là món ăn rất phổ biến ở miền nam. Món ăn rất đơn giản và ăn rất ngon.

mâm cơm gia đình

Nguyên liệu :

  • Tôm (chọn loại tôm vừa và tươi ngon)
  • Thịt ba chỉ hoặc thịt chân giò
  • Cà rốt, dưa chuột, trứng gà, bánh tráng
  • Cây hẹ, Xà lách và rau thơm các loại,giá đỗ.
  • 100gr giò lụa hoặc giò bò
  • 300gr bún sợi
  • Bạn nào thích ăn chua một chút cho thêm dứa.

Cách làm:

  • Thịt ba chỉ hoặc chân giò rửa sạch,luộc chín vớt ra một bát nước đá để thịt trắng hơn.
  • Tôm luộc chín (cách luộc tôm đỏ và ngọt:với 1 kg tôm cho 1/2 bát nước+1/3 bát dấm+2 thìa cà phê muối),tôm luộc chín vớt ra một cái bát nước có thả vài viên đá để tôm được chắc thịt,tôm lột vỏ,con to chẻ làm đôi,con nhỏ để cả con.
  • Cà rốt thái sợi, dưa chuột thái sợi, giò lụa thái sợi
  • Đập trứng gà ra bát đánh tan cho thêm chút nước mắm hoặc bột canh.Các bạn muốn tráng trứng thật mỏng để thái sợi thì dùng chảo chống dính,lau qua chảo bằng một lớp dầu ăn mỏng,dùng muôi múc trứng vào chảo láng thật mỏng,trứng chín gắp ra đĩa thái sợi nhỏ.
  • Cho chút nước vào bánh tráng,chú ý cho đều nhất ở các mép của bánh tráng,dùng khăn ẩm sạch lau toàn bộ bánh tráng.
  • Xếp lần lượt rau xà lách,dưa chuột,cà rốt,trứng,thịt,rau thơm…tôm để phần thịt đỏ xuống dưới cho đẹp mắt,thêm nhánh hẹ và cuộn

Pha nước mắm chua ngọt

  • 1 thìa canh tỏi băm,1/2 thìa canh ớt băm,4 thìa canh đường,4 thìa canh nước mắm,2 thìa canh nước đun sôi để nguội,1 quả chanh
  • Để chắc chắn tỏi ớt nổi lên thì cho tỏi ớt vào bát trước,vắt 1/2 quả chanh vào để riêng.
  • Hoà đường với nước mắm và nước đun sôi để nguôi cho tan,phải tan đường mới ngon.Sau đó mới đổ tỏi ớt vào và nêm nếm lại độ chua ngọt một lần nữa cho vừa miệng.
  • Tỏi nên băm khô và băm thật nhỏ,tránh để dính nước thì sẽ luôn nổi.

3. Lẩu mắm

Lẩu mắm là món ăn đặc sản của miền tây sông nước. Cuối tuần hoặc dịp lễ, cùng gia đình thưởng thức một nồi lẩu mắm đạm đà nóng hổi thì còn gì bằng.

mâm cơm gia đình

Nguyên liệu:

  • 400g xương heo
  • 200g mắm cá linh
  • 100g mắm cá sặc
  • 200g tôm tươi
  • 200g mực ống
  • 200g phi lê cá lóc
  • 200g thịt heo quay
  • Gia vị: 1 trái cà tím; 1 cây sả; 50g sả băm; 60g bột nêm; 60g đường; Dầu ăn.
  • Các loại rau sống: rau nhút, rau đắng, đọt rau muống, bông súng,…
  • 1 kg bún

Cách thực hiện:

  • Cà tím rửa sạch, cắt khoanh tròn vừa ăn. Sau đó, bạn cho dầu ăn vào chảo, phi thơm sả băm, khi sả tỏa mùi thơm, thả cà tím vào đảo đều khoảng 3 phút rồi tắt bếp.
  • Cho mắm cá linh và cá sặc cùng 400ml nước vào, mở lửa vừa nấu sôi. Nấu khoảng 10 phút để cá mềm, dẻo thì tắt bếp.Lọc toàn bộ nước và cá qua một cái rây, lấy toàn bộ phần nước, loại bỏ cá.
  • Xương heo chặt miếng. Sau đó rửa sạch rồi cho lên bếp đun sôi để xương ra hết cặn bẩn. Đổ xương ra rồi rửa sạch, tiếp tục cho thêm 2 lít nước sạch vào, mở lửa nhỏ, tiếp tục hầm xương trong 20 phút.
  • Đập dập cây sả. Cho hỗn hợp nước mắm, sả cây, cà tím sả băm cùng 60g bột nêm và 60g đường vào nồi nước dùng, nấu thêm 10 phút nữa thì tắt bếp.
  • Sau đó, bạn sơ chế và làm sạch các nguyên liệu để ăn lẩu.
  • Rửa sạch, sơ chế, cắt nhỎ
  • Cắt nhỏ, rửa sạch các loại rau sống ăn kèm.

Lần lượt cho nguyên liệu vào nước lẩu theo thứ tự rau sống, cá, mực, tôm, heo quay vào để nước lẩu sôi giúp chần chín các loại nguyên liệu ăn kèm. Bạn ăn lẩu mắm với bún là đúng vị nhất nhé!

4. Gỏi cháo vịt

Ngoài món bún măng vịt tuyệt ngon cho bữa sáng, bạn cũng có thể đãi gia đình một món ăn khác thơm ngon không kém làm từ thịt vịt đó là gỏi cháo vịt.

mâm cơm gia đình

Nguyên liệu:

  • Vịt: 1 con khoảng 3 kg
  • Bắp cải: 1 cây (khoảng 0,5 kg)
  • Giá đỗ: 0,5 kg
  • Chuối bào: 0,1 kg
  • Hành tây: 1 củ to
  • Rau răm: 0,1 kg
  • Hành lá: 0,1 kg
  • Gạo: 1 bát
  • Gừng: 1 củ
  • Hành tím: 3 củ
  • Rau mùi: 1 nắm
  • Mỡ tỏi:
  • Muối, Tiêu, Đường, Nước Mắm, Ớt

Cách làm:

  • Bước 1 : Vịt tốt nhất bạn tự mua về thịt như thế sẽ ngon hơn nếu không có thời gian thì có thể mua vịt săn của người quen về làm rửa sạch lai. Sau đó bắc nồi lên bếp luộc chín với một chút gia vị và 1 củ hành tím đã được nướng với gừng nhé như tế sẽ tăng được mùi vị hấp dẫn hơn cho thịt vịt
  • Bước 2 : Làm gỏi vịt: Sau khi vịt đã được luộc chín bạn đem lọc lấy thịt ức và thịt đùi xé nhỏ, hoặc đem thái mỏng ra. Bắp cải bạn đem thái chỉ rồi đi rửa lại với nước sạch và để cho ráo nước nhé. Hành tây rau răm mua về rửa thật sạch sau đó đem thái mỏng Sau đó bạn pha một bát nước gỏi rất quan trọng đây nhé bạn hãy tham khảo cách sau đây : tỏi ,ớt giã nhỏ , gừng , muối , tiêu chanh, đường ớt vừa chua cay măn ngọt nhé như thế sẽ rất là ngon đó. Bạn tiếp tục cho bắp cải, hành tây rau răm, giá thịt vịt vào trong chậu inox, sau đó cho nước gỏi vào trộn nhẹ tay lên. Rắc tiêu, hành phi, đậu phộng, mỡ tỏi lên trên. Bày ra đĩa.
  • Bước 3 : Bạn đem gạo rang lên sau đó cho vào nấu cùng với lược lục vịt ở trên nhé. Phần xương thả vào nấu cùng cháo cho ngọt. Phần xương vịt bạn đem thả vào nồi nấu cùng với cho món cháo được ngọt ngọt ngon hơn nhé. Khi Cháo chín thì nêm gia vị cho vừa với khẩu vị gia đình mình nhé. Sau đó vặn nhỏ lửa để trên bếp cho nóng. Khi ăn thì cho giá xuống bên dưới, múc cháo lên, rắc tiêu, hành lá thái nhỏ, ăn nóng.

Lưu ý: Cháo gỏi vịt có nhiều cách làm khác nhau.

  • Với gỏi: các bạn có thể cho thêm cà rốt thái chỉ cho món gỏi có màu sắc sinh động hơn. Và cho thêm lá chanh thái chỉ cho thơm.
  • Với cháo: rang gạo rồi mới nấu, ăn cháo loãng, hạt gạo rời là là một đặc trưng của văn hóa ẩm thực miền Nam. Các bạn ngoài bắc thường thích cháo có hồ, đặc hơn thì không cần rang gạo, nấu trực tiếp luôn.

Các bạn cũng có thể lọc thịt vịt đem hấp để làm gỏi, phần xương thì chặt nhỏ, xào kĩ với hành tím rồi mới nấu, thì cháo và thịt sẽ đậm đà hơn. Bạn nào không thích thịt thì có thể làm gỏi lòng (vịt), gỏi xương (đầu – cổ – cánh)… sở thích ẩm thích vốn phong phú mà. Cháo vịt và gỏi vịt là 2 món khác nhau, nhưng thường được gọi chung là cháo gỏi vịt; do ở trong Nam thường được dùng chung với nhau.

5. Mực chiên mắm

Mực chiên mắm là ngón ăn nghe khá lạ nhưng khi ăn với cơm thì khá là ngon đó nha.

Nguyên liệu:

  • 3 lạng mực ống (các bạn hãy chọn những con mực tươi để chế biến món ăn sẽ ngon hơn)
  • 1 củ tỏi, 1 nhánh gừng nhỏ
  • Các gia vị: 1 muỗng canh nước mắm ngon, 1 muỗng cà phê mì chính, 1 muỗng canh đường, tương ớt, muối, dầu ăn.

Cách làm:

  • Bước 1: Trước tiên các bạn hãy làm sạch mực: bạn hãy bỏ hết phần túi mực của mực ra rồi rửa mực lại cùng với nước muối loãng (hoặc các bạn có thể dùng rượu trắng để rửa mực). Việc rửa mực với nước muối loãng không chỉ làm giảm được độ tanh, làm mực thơm ngon hơn mà còn giúp mực trở nên săn chắc hơn. Khi đã rửa sạch mực thì các bạn hãy cho mực ra rổ để cho ráo nước.
  • Bước 2: Tỏi bóc vỏ băm nhỏ; gừng rửa sạch, cạo vỏ, đập dập (hoặc các bạn có thể thái chỉ)
  • Bước 3: Để món mực chiên nước mắm thêm thơm ngon hơn thì các bạn hãy chú ý đến việc pha nước mắm, các bạn không nên cho trực tiếp vào mực nhé. Bạn hãy trộn đều 1 muỗng canh nước mắm với 1 muỗng canh đường, 1 muỗng cà phê mì chính trong 1 cái bát con.
  • Bước 4: Khi mực đã ráo nước thì bạn hãy cho mực vào chiên trong chảo dầu nóng. Khi chiên mực bạn hãy chiên cho ngập dầu. đến khi mực đã chín vàng thì bạn hãy vớt mực ra cho vào 1 cái đĩa và lót giấy thấm dầu ở dưới để thấm bớt dầu khi ăn sẽ không gây cảm giác bị ngấy.
  • Bước 5: Tiếp theo bạn hãy đổ bớt dầu trong chảo vừa chiên mực ra 1 cái bát con đun nóng chảo dầu rồi cho số tỏi đã băm vào trong chảo phi thơm và cho mực cùng với số gừng đã thái vào trong chảo đảo thật đều. Sau đó bạn cho số nước mắm đã pha ở bước 3 vào trong chảo đảo đều. Bạn hãy đun khoảng 2 – 3 phút cho phần nước mắm cạn bám xung quanh mực và mực chuyển sang màu vàng cánh gián thì lúc đó bạn hãy tắt bếp.

Cuối cùng các bạn chỉ cần cho mực ra đĩa rồi dùng nóng ăn với cơm. Để cho món mực chiên nước mắm thêm thơm ngon độc đáo hơn thì các bạn hãy chuẩn bị thêm chút rau mùi trang trí lên đĩa mực chiên nước mắm và 1 đĩa tương ớt để chấm cùng với mực.

Lời kết

Cùng nhau thực hiện 5 món ngon, dễ làm dành cho mâm cơm gia đình vào cuối tuần và ngày lễ nha cả nhà. Không còn nhàm chán vào các món ăn làm hàng ngày nữa. Chúc các bạn thành công.

Tìm kiếm liên quan

  • Mâm cơm gia đình miền Nam
  • Mâm com gia đình hàng ngày
  • Hình ảnh mâm cơm gia đình
  • 100 món an gia đình

Nội dung liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button