Khám phá cách đánh giày da cao cấp cũ thành mới cực hay
Tiêu đề nội dung
Không ít lần tôi có các khách hàng đem đến những đôi giày hơn 10 tuổi của họ với tầng tầng lớp lớp xi trên đó. Điều không hay là những vết nứt trên mặt xi xuất hiện khắp nơi nhưng dường như các khách hàng chỉ đơn giản là đánh thêm xi mới mỗi khi thấy chúng. Các vết nứt sẽ không biến mất khi bạn làm thế này và mặt xi mới sẽ còn dễ trở nên dễ nứt hơn. Bảo quản giày da cao cấp bao gồm giữ dáng cho giày và giữ gìn mặt da. Hãy cùng Ngọc Quang khám phá chi tiết cách đánh một đôi giày để mặt da được bóng đẹp lâu nhất.
Cách đánh giày da cao cấp cũ thành mới cực đơn giản
Trong các bài trước về việc bảo quản giày da, Ngọc Quang đã giới thiệu đến các bạn cách giữ dáng cho giày một cách hiệu quả mà đơn giản. Kỳ này, chúng ta sẽ tham khảo cách phục hồi da giày và đánh bóng cho giày đã “có tuổi” qua bài viết chi tiết của một blogger kiêm nhà làm giày thủ công khá nổi tiếng Justin Fitzpatrick (The Shoe Snob).
1. Tẩy xi cũ
Nếu bạn đang có yêu cầu cực khắt khe về một nước bóng như gương nhưng lại thấy giày của mình có lớp xi khô nẻ đóng dày như trong hình, hãy loại bỏ xi cũ để bắt đầu với một mặt da sạch mới. Nếu không, hãy bỏ qua bước này và đi thẳng đến công đoạn dưỡng da.
Đây là những gì tôi làm trong bước này. Để tiết kiệm thời gian, tôi sử dụng chút dung dịch loại dùng để rửa sơn móng tay, thấm chúng vào miếng vải sạch và dễ dàng loại bỏ xi cũ trên giày. Trước khi làm việc này tất nhiên bạn cần làm sạch bụi và đất trên giày bằng bàn chải lông ngựa, sau đó tháo bỏ dây giày. Ngoài nước rửa sơn móng tay bạn cũng có thể dùng rượu cồn hay dung dịch tẩy rửa da giày chuyên dụng. Điều duy nhất cần chú ý là tránh làm xước hay mòn mặt da giày nếu lau chùi quá mạnh tay.
2. Dưỡng da
Sau đó điều tiếp theo bạn cần làm là phục hồi mặt da giày bị khô. Bạn có thể thực hiện việc này với nhiều loại chất khác nhau: xà phòng cho da (saddle soap), kem dưỡng từ dầu chồn (mink oil renovator – sản phẩm tôi thường sử dụng) hoặc các kem dưỡng da giày khác.
Ở bước này da sẽ được làm mềm ra để sẵn sàng hấp thụ xi mới tốt hơn, cũng như loại bỏ bất kỳ chút bụi đất nào còn sót lại. Để chất dưỡng được thấm sâu vào da, tôi đánh chúng trên mặt giày bằng hai ngón tay cuốn lại bởi vải cotton cắt ra từ chiếc áo cũ. Đây cũng là phương pháp tôi dùng để đánh xi bóng nhưng tất nhiên xi sẽ được đánh bằng miếng vải khác để các chất không trộn lẫn vào nhau.
Sau khi đánh chất dưỡng lên da, giày sẽ được để khô tối thiểu là 20 phút. Ở mỗi bước trong quá trình đánh giày, giày sẽ cần được để khô ít nhất từng này thời gian để mặt da được “nghỉ” và các chất cũng có thời gian để phát huy tác dụng thực sự.
3. Đánh xi kem – lấy lại màu cho da
Bước tiếp theo là đánh lượt xi đầu tiên bằng bàn chải. Ở bước này tôi dùng xi kem để phục hồi màu da và dùng bản chải để đưa được xi vào những khe, kẽ trên giày. Đừng phết cả mảng xi lên giày mà hãy chấm từng chấm nhỏ và đưa xi đều lên khắp mặt giày.
Với những đôi giày có da sáng màu, hãy thử một lượng xi thật nhỏ trước lên phần trong của gót giày để chắc chắn về lượng xi cần dùng mà không làm hỏng màu giày.
4. Đánh xi bóng
Bước tiếp chúng ta sẽ đánh xi bóng lên giày bằng tay. Một hộp xi bóng có sáp ong và dầu thông trong thành phần sẽ mang lại nước bóng đẹp nhất cho giày. Đây là hai thành phần có mặt trong hầu hết các loại xi cao cấp.
Khi đánh xi bóng, bạn sẽ đánh theo những vòng tròn nhỏ khắp mặt giày bằng hai ngón tay được quấn vải cotton. Đừng ngại ấn tay để tạo ra một chút áp lực khi đánh giúp cho xi được thực sự đi vào những lỗ trên da mà mắt thường không thấy. Chính việc này sẽ làm cho mặt giày được phẳng hoàn toàn và là nền tảng tạo ra nước bóng gương cho giày.
Đánh 1-2 lớp xi trước và để giày khô trong vòng 20 phút. Trong thời gian này, chuẩn bị thêm 1 hộp đựng nước và một hộp xi đã khô (do để lâu).
Sau khi để lớp xi bóng đầu tiên khô, hãy thêm nước vào cùng xi để tiếp tục đánh bóng giày. Tôi làm việc này bằng cách tiếp tục quấn vải cotton lên hai ngón tay để đánh xi và dùng ngón tay bên cạnh chấm một chút nước lên giày cho mỗi lượt đánh. Sau khi chấm một giọt nước (thật nhỏ) lên giày hãy đánh xi ngay lập tức theo hình tròn. Lặp đi lặp lại bước này trong vòng 1-2 tiếng trên đôi giày, để giày khô qua đêm và đánh bóng giày một lần cuối cùng vào giày hôm sau với thật ít xi bóng và nước.
Kiến thức vệ sinh giày da cao cấp mà bạn nên nắm rõ
Việc vệ sinh giày da lộn có thể là một nhiệm vụ khó khăn. Tuy nhiên, những thủ thuật sau đây sẽ giúp đôi giày da lộn yêu thích của bạn trông như mới.
Giày da lộn là một món đồ thời trang tuyệt vời đầy tinh tế để nâng cấp cho phong cách của bạn. Tuy nhiên, chất liệu da lộn cũng rất dễ dàng bị bám bẩn hoặc ngả màu do thời tiết và bụi bẩn. Do đó, việc giữ và vệ sinh giày da lộn trông mới và sạch sẽ có thể là một nhiệm vụ khá khó khăn. Tất nhiên, không có lý nào chúng ta mua một đôi giày tuyệt vời chỉ lại cất chúng trong hộp, việc biết cách làm sạch giày da lộn cũng rất cần thiết cho nam giới chúng ta.
Ngọc Quang sẽ chia sẻ cùng bạn một số lời khuyên cũng như những thủ thuật để giúp bạn giữ giày da lộn yêu thích của mình trông như mới, đặc biệt là trong khí hậu đầy mưa gió tại Việt Nam.
1. Cách vệ sinh giày da cao cấp thể thao (sneakers)
Giày thể thao là sự lựa chọn hoàn hảo cho những trang phục thông thường hằng ngày và giày sneakers da lộn có thể là một sự lựa chọn thích hợp. Tuy nhiên, đi giày da lộn trên đường phố có thể nhanh chóng khiến chúng trở nên khá bẩn bởi bụi đất.
Bước đầu luôn phải có khi vệ sinh giày da lộn thể thao là tháo dây giày và giữ nguyên hình dạng giày bằng một vật chèn chuyên dụng (shoe tree lò xo) hay bất cứ vật nào có khả năng tương tự. Sau đó, sử dụng gôm chuyên dụng để tẩy đi những bụi bẩn cần thiết trước khi làm sạch bằng bàn chải chuyên dụng có lông mềm (hoặc bàn chải đánh răng), xà phòng rửa và nước. Một khi đã sạch sẽ, nên cho phép đôi giày của bạn khô ráo trước khi dùng một bàn bàn chải khô khác chà nhẹ để tạo độ tự nhiên ban đầu cho chất liệu da lộn.
2. Cách vệ sinh giày dạng bốt
Để sở hữu một đôi bốt da lộn bền đẹp cũng đòi hỏi chúng ta phải vệ sinh và bảo quản chúng trong điều kiện cẩn thận. Để bắt đầu vệ sinh, chúng ta có thể tháo bỏ dây giày sau đó sử dụng một cọ chải mềm chuyên dụng có nhúng nước rửa.
Sau đó, đặt một tay vào bên trong giày để căng phần mặt cần chà, tay còn lại sử dụng cọ chải xoay đều theo hướng vòng tròn. Lặp lại thao tác với đôi bốt còn lại và để khô trong 24 tiếng. Khi đã khô, bạn đã có thể sử dụng một ít dầu chồn chải đều để mang trở lại sự mềm mịn cho đôi giày da lộn của bạn.
3. Cách loại bỏ bùn đất ra khỏi giày
Bùn đất được xem là nguyên nhân chính khiến cho chiếc giày của bạn bị bẩn và ngả màu. Do đó, để có thể bảo quản những đôi giày lâu bền và đẹp thì công đoạn loại bỏ sơ bùn đất bùn đất ra rất cần thiết. Bạn có thể dùng bàn chải để loại bỏ những mảng bùn đất dễ loại bỏ trước; tuy nhiên, chúng ta nên đảm bảo rằng các vết bẩn đã hoàn toàn khô khô nếu không muốn chúng loang ra thêm. Để xử lý phần mảng bẩn cứng đầu còn dính lại, bạn nên làm ẩm chúng cẩn thận bằng máy xông hơi, sau đó sử dụng bàn chải hoặc gôm chuyên dụng tẩy đi những vết bẩn còn lại.
4. Cách làm sạch giày da cao cấp màu đen
Vệ sinh giày da lộn đen khó hơn những màu sắc thông dụng khác vì vệ sinh không đúng cách sẽ khiến giày bị phai màu. Để giữ đôi giày đen của bạn trông đẹp, hãy làm theo quy trình vệ sinh như đề cập ở trên. Sau khi đã loại bỏ bất hết các vết bẩn, hãy sử dụng thuốc nhuộm da lộn màu đen vào những đốm hay khu vực bị phai màu. Sau đó, bạn nên sử dụng ngón tay để chà sát các đốm đã nhuộm cho đều màu với các phần còn lại.
Phải là những người kĩ tính và đầu tư giày dép lắm mới tậu màu đen, chứ thông thường chúng tôi khuyên bạn nên chọn màu nâu đất hay xám để tiện cho việc vệ sinh loại chất liệu khó tính này.
5. Cách làm sạch giày da cao cấp màu trắng
Giày da lộn trắng có thể làm cho một trong những đôi giày nổi bật đầy phong cách nhưng tất nhiên đây cũng là màu sắc khiến người ta “nhọc công” nhất trong việc chăm chút. Để giữ cho đôi giày trắng của bạn trông đẹp nhất, nên chắc chắn sử dụng một lớp xịt bảo vệ da trước khi đi ra ngoài và làm sạch bất kỳ dấu hiệu bẩn nào ngay khi chúng xuất hiện. Bắt đầu bằng cách thấm nước trước khi sử dụng gôm tẩy để giải quyết vết bẩn. Để làm sạch thêm, bạn nên vệ sinh một lần nữa bằng vải mềm có thấm giấm trắng rồi để khô.
6. Cách vệ sinh giày giả da lộn
Một trong những lợi ích của chất liệu giả da là nó có khả năng chống lại vết bẩn và bền hơn da lộn truyền thống. Điều đó có nghĩa rằng nó dễ chăm sóc hơn nhưng vẫn cần đến sự bảo quản và làm sạch thường xuyên. Bạn có thể vệ sinh giày giả da lộn của bạn bằng cách chải sạch bụi bẩn dư thừa trước khi lau chúng bằng hỗn hợp nước và giấm. Sau đó, lau chúng lại bằng giấy và để khô trước khi chải nhẹ để khôi phục lại sự mềm mại.
7. Cách vệ sinh giày mà không cần bàn chải chuyên dụng
Nếu bạn không sở hữu một bàn chải chuyên dụng cho chất liệu da lộn, xin đừng lo lắng vì vẫn có cách giữ cho đôi giày của bạn trông tươi sáng. Để loại bỏ chất bẩn, hãy thử sử dụng bàn chải đánh răng cũ để thay thế. Bàn chải đánh răng sẽ có hiệu quả tương tự như một bàn chải da lộn để xoá bỏ vết bẩn mà không làm hỏng chất liệu da. Sau đó, xử lý các vết bẩn với sự trợ giúp của gôm tẩy.
8. Cách vệ sinh giày khi không có chất tẩy rửa chuyên dụng
Nếu bạn không có bất kỳ chất làm sạch dành cho da lộn, bạn có thể thử làm sạch đôi giày của bạn bằng cách sử dụng chỉ cần một bàn chải da lộn và gôm tẩy. Tuy nhiên, bạn có thể thấy rằng các vết bẩn cứng đầu cần được “chăm sóc” nhiều hơn một chút. Trong những trường hợp đó, hãy thử sử dụng một lượng nhỏ nước xà bông thông thường thay thế (tuyệt đối khôn dùng bột giặt) hoặc giấm trắng để làm sạch toàn bộ giày của bạn.
Từ khóa:
- Giày da nam cao cổ
- Giày da nam buộc dây
- Giày lười nam cao cấp Hà Nội
- Giày da bò nam TPHCM
- Các loại giày lười nam
Nội dung liên quan:
Hướng dẫn cách phân biệt giày da bò nam hcm thật với da giả
Cách chọn size dây nịt nam phù hợp cho từng dáng người
Top các mẫu ví nam bằng da bò thật dành cho các doanh nhân thành đạt