Phụ kiện thời trang

6 Nguyên tắc làm sạch và giữ quần Jeans như mới

Quần jeans là một trong những món đồ mà bất cứ ai trong chúng ta cũng sở hữu. Chúng có hàng trăm kiểu dáng, phong cách khác nhau để các tín đồ thời trang có thể lựa chọn sao cho phù hợp với phong cách của mình. Ngay cả khi bạn đã tìm được cho mình chiếc quần yêu thích, bạn cũng sẽ đau đầu khi phải để ý cách chăm sóc, bảo quản và giặt chúng, sao cho sau một thời gian, chiếc quần vẫn giữ được kiểu dáng và màu sắc ban đầu. Nếu không muốn chiếc quần jean trở nên “bạc phếch” hãy ghi nhớ 6 nguyên tắc sau đây nhé!

6 Nguyên tắc giúp bạn có chiếc quần jeans luôn bền đẹp

1. Bạn nên giặt quần jeans từ sau khoảng 5 đến 10 lần mặc

Không nên giặt jean sau 1 lần mặc, hóa chất trong các nguyên liệu tẩy rửa sẽ khiến jeans nhanh bạc màu. Tần suất tốt nhất để giặt quần jean là bốn đến năm lần trong một năm hoặc sau khoảng 5 đến 10 lần mặc. Nghe thời gian giặt thật khiến các quý cô “giật mình” nhưng quả thật càng hạn chế giặt jeans với hóa chất từ bột giặt bao nhiêu thì chiếc quần jean của bạn càng giữ được phom và màu sắc bấy nhiêu.

quần jean
quần jean

2. Pha loãng giấm để ngâm quần jeans

Hãy ngâm quần jeans trong nước lạnh pha khoảng 5 thìa giấm (nếu không có thì sử dụng nước muối cũng được) trong vài giờ trước khi bạn giặt chúng. Giấm sẽ giúp quần jean của bạn bền màu và mới hơn. Hãy giặt lại thật kỹ để giấm không còn lưu lại trên quần sau khi quần đã khô. Đừng bao giờ dùng nước xả làm mềm vải cho quần jean.

3. Lộn mặt trái khi giặt quần bằng máy

Hãy lộn mặt trái của quần ra và chỉ làm sạch chúng ở phần mặt trái. Tuy nhiên nếu có vết bẩn ở mặt ngoài, bạn phải loại bỏ sạch bằng cách dùng tay rồi sau đó mới cho vào máy giặt. Không được sử dụng bột giặt dạng bột vì thường khó hòa tan trong nước, chúng sẽ bám vào quần jean và làm bạn khó chịu khi mặc.

4. Quần jean cũng có thể làm sạch bằng tay và dùng bột giặt

Quần jeans có thể giặt tay và dùng bột giặt, hãy nhớ ngâm quần jean vào nước có hòa bột giặt khoảng 15 đến 30 phút sau đó xả lại bằng nước lạnh. Để đảm bảo quần jean sạch, bạn có thể lặp tại việc này khoảng 1 – 2 lần.

5. Không vắt kiệt nước sau khi giặt

Với việc giặt tay, bạn không nên vặn xoắn chiếc quần để vắt, mà nên cuốn chiếc quần lại rồi ép bớt lượng nước trong quần jeans sau đó phơi lên giá treo.

6. Chú ý khi sử dụng máy sấy để sấy

Khi sử dụng máy giặt hay máy sấy để sấy quần jeans, hãy chú ý nhiệt độ và nhớ rằng nhiệt sấy không nên để mức cao mà chỉ để ở mức trung bình hoặc thấp.

quần jean
quần jean

Mẹo giữ màu, tôn dáng, xử lí quần jeans chật rộng đơn giản

Quần jean luôn là một trong những trang phục phổ biến, dễ mặc, dễ phối hợp đẹp và tiện lợi, thoải mái. Tuy nhiên, làm sao để làm cho quần jean bền màu và giữ được phom dáng lâu dài?

1. Cách giặt quần

Với đồ mới bạn hãy mặc càng nhiều lần càng tốt trước lần giặt đầu tiên để giúp quần áo thích ứng với cơ thể. Sau khi giặt lần đầu tiên hạn chế giặt ít nhất một tuần. Giặt nhiều lần sẽ làm đồ jean bị hư hại và mau phai màu.

– Bạn ngâm quần jean vào nước lạnh có hòa với giấm ăn (loại giấm trắng để ăn hàng ngày) trong vòng khoảng 30 – 40 phút rồi giặt nhẹ nhàng và xả sạch lại với nước. Nếu không có giấm ăn, bạn cũng hoàn toàn có thể thay thế bằng muối trắng, hiệu quả cũng không kém phần khả quan đâu.

– Chúng ta thường có thói quen giặt quần áo bằng xà phòng có chất tẩy rửa mạnh để đánh bay được các vết bẩn cứng đầu, nhưng riêng với quần jean thì lại rất kị điều ấy.  Bởi thế, cần tuyệt đối lưu ý không được sử dụng các loại xà phòng để giặt quần jean nếu muốn quần jean nhanh bạc màu và giãn ra.

– Khác với hầu hết các loại quần áo càng giặt nhiều càng sạch càng thơm thì trái lại, quần jean cần hạn chế giặt thường xuyên. Bạn chỉ nên giặt quần jean 5 – 7 ngày/lần mà thôi. Giữa những lần giặt thì bạn chỉ nên mặc từ 3 – 4 lần để giúp cho chúng đỡ bị bẩn cũng như để thay đổi trang phục.

– Bạn cần phải biết rằng, giặt bằng máy sẽ làm đồ jean nhanh hỏng và nhanh phai màu hơn rất nhiều. Còn nếu giặt quần áo jean trong máy, thì cần lộn trái đồ, kéo tất cả phéc mơ tuya và cài các cúc lại.

2. Cách phơi quần

Sau khi đã hoàn thành công việc giặt giũ thì tiếp theo là đến công đoạn phơi quần sao cho thật đúng chuẩn.

– Nên lưu ý là cần phơi mặt trái của quần jeans để giúp màu của quần không bị phai đi dưới ánh sáng và bay hơi nước như khi phơi ở mặt phải của quần, giúp quần luôn giữ được màu sắc đặc trưng của nó.

– Khi phơi quần jean, lưu ý để nơi có bóng râm như dưới tán cây hay trong nhà, và thoáng gió để quần jean được dần dần khô tự nhiên, có như vậy thì những chiếc quần jean đậm màu kia mới bền sắc và giữ được đúng độ co giãn của nó.

– Khi phơi không được để gập quần áo jean, nếu không sau đó bạn phải làm ẩm những chỗ gập. Nên nhớ rằng ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp có thể làm quần áo jean co rút mạnh. Để tránh phai màu, tốt hơn hết là nên phơi lộn trái. Phơi khô bằng gió trong bóng râm.

– Đối với phơi phóng quần áo, ta thường sẽ dùng móc treo lên là thượng sách. Nhưng quần jean thì lại rất “khác người”, chúng chỉ cần được kẹp lên dây phơi là xong. Bạn hãy dùng 2 – 3 chiếc kẹp kẹp cạp quần với dây là ổn. Cách này giúp quần giữ đúng phom dáng của chúng, nhất là chỗ hông quần hoặc thắt lưng, nhưng nơi có thể sẽ bị giãn ra theo thời gian nếu sử dụng móc quần áo.

3. Cách gấp và bảo quản quần jeans

– Sau khi hoàn thành giặt giũ hay vừa mặc xong thì ta cần gấp gọn quần jean lại và để nơi tránh ánh sáng. Như vậy, chiếc quần jeans của bạn sẽ không phải lo bị giãn và hằn dấu móc.

– Quần áo jean không cần ủi. Tuy nhiên sau khi giặt, chúng sẽ hơi khô và cứng một thời gian. Để chúng mềm như cũ có thể xông qua bằng hơi nước.

– Mẹo đơn giản nhất để bảo quản đồ jean chính là làm lạnh chúng. Bằng cách này, bạn sẽ tránh được việc giặt quá nhiều đồ jean cùng một lúc. Bước đầu tiên hãy giũ sạch các túi của quần áo trước khi giặt. Bước đầu tiên  Sau đó, hãy trải thẳng đồ, gấp lại và đặt vào túi nhựa trong tủ lạnh đến ngày tiếp theo bạn muốn mặc chúng.

quần jean
quần jean

4. Sửa dáng quần jeans

  • Xử lí quần bị giãn

– Nếu không may những chiếc quần jean bị giãn rộng ra, không còn giữ phom dáng như ban đầu thì bạn cần xịt một chút nước lên chiếc quần jean, vừa đủ để quần hơi hơi ẩm. Sau đó, bạn cho quần jeans vào túi zipper hoặc túi nhựa gói kín rồi bỏ vào ngăn đá tủ lạnh qua đêm, tầm khoảng 7 – 8 giờ, lúc này chiếc quần jean của bạn sẽ lại thu về phom dáng ban đầu.

– Khi ngâm quần và giặt bằng nước nóng, nhiệt độ cao sẽ làm sợi vải co lại, giảm đi độ giãn. Bạn chỉ cần làm cách này 2 – 3 lần là quần sẽ ôm khít trở lại. Có một chú ý nhỏ khi thực hiện cách này đó là sau khi giặt quần jean với nước nóng, tuyệt đối không sử dụng nước xả vải. Bởi thành phần trong nước xả vải có thể sẽ khiến sợi vải mềm đi, gây tác dụng ngược làm quần nới giãn trở lại.

  • Xử lí quần bị chật

– Để khắc phục trình trang quần chật, hãy tận dụng nước ấm. Bạn đổ nước ấm vào bình xịt dạng nhỏ. Sau khi trải quần ra mặt phẳng, bạn đem bình xịt, xịt lên quần. Vừa xịt vừa dùng tay kéo dãn quần, lặp lại thao tác này nhiều lần là quần jean sẽ rộng hơn trước.

– Với các kiểu quần skinny với phần ống bó chặt, mỗi lần mặc gặp khó khăn, bạn hãy cuộn trong giấy báo hoặc túi nước đầy vào ống quần rồi gập quần lại, đặt trong ngăn đá tủ lạnh 1 ngày rồi bỏ ra. Nhiệt độ sẽ làm quần giãn rộng hơn khi bạn bỏ túi đá hoặc báo giấy ra.

Ngay cả khi bạn mua quần jean từ những thương hiệu cao cấp có uy tín thì nguy cơ quần jeans bị mất dáng, co chật lại hay giãn rộng vẫn có thể xảy ra. Vì vậy hãy nhớ những mẹo hữu ích trên đây để bảo quản quần jeans lúc nào cũng vừa vặn tôn dáng nhé!

4 cách làm quần jean co lại, không bị giãn hiệu quả

Trẻ trung, hiện đại, dễ phối đồ, đó là lý do vì sao quần jean luôn được yêu thích. Tuy nhiên, nó cũng không tránh khỏi vấn đề thường gặp nhất đó là quần bị giãn và kém vừa vặn sau một thời gian sử dụng. Cleanipedia mách bạn 4 cách làm quần jean co lại cực hiệu quả. Tham khảo bài viết dưới đây nhé!

1. Cách làm quần jean co lại bằng máy giặt

Đừng vội nghĩ đến việc cất những chiếc quần jean yêu thích vào trong tủ chỉ vì bị giãn. Bạn hoàn toàn có thể “hồi sinh” quần jean bằng cách làm cho quần jean co lại bằng cách cực hay này.

Chỉ với một lần giặt, tin được không?

Những gì bạn cần làm là cho quần vào máy giặt và chọn chế độ giặt với nước nóng. Sau khi đã giặt xong, cho em nó đi sấy và chọn mức nhiệt cao nhất. Kết thúc, bạn sẽ lại có một chiếc quần jean nhỏ nhắn và ôm khít như lúc mới mua.

Lưu ý:

  • Cách này sẽ hiệu quả nhất với quần jean được làm 100% chất vải cotton.
  • Không nên dùng nước xả vải bởi nó có thể làm chất vải trở nên gião hơn, gây ảnh hưởng đến kết quả co lại quần.

2. Ngâm quần với nước nóng cũng là cách xử lý quần jean bị giãn co lại

Cách đơn giản nhất trong trường hợp khắc phục những chiếc quần jeans bị giãn rộng đó là hãy giặt chúng với nước nóng trong chu trình giặt thông thường. Thay vì nước lạnh, nước nóng nhiệt độ cao sẽ làm giảm đi độ giãn đáng kể đồng thời các sợi vải liên kết chặt chẽ hơn và  giúp quần jean của bạn về lại phom như ban đầu.

Cách làm quần jean co lại khá đơn giản. Bạn chỉ cần chuẩn bị một chậu nước nóng vừa đủ và đừng quên không nên cho nước xả vải. Nó có thể làm mềm quần áo nhưng đồng thời cũng sẽ khiến quần của bạn bị giãn ra nhiều hơn. Chú ý cứ 15 phút lại thay nước một lần và đều đặn 2 – 3 lần đến khi quần ôm khít trở lại.

quần jean
quần jean

3. Sấy sau khi giặt khô

Đây là cách làm quần jean co lại được khá nhiều bạn sử dụng. Sau khi hoàn tất việc giặt khô, hãy tiếp tục làm chiếc quần của bạn co trở lại bằng chế độ nóng của máy làm khô quần áo. Nếu không có máy làm khô, các bạn hoàn toàn có thể sử dụng máy sấy tóc để thay thế. Nhiệt độ cao sẽ giúp sợi vải quần co lại, dễ dàng trở về hình dạng ban đầu. Sấy trong khoảng thời gian 30 phút là đủ để bạn cảm nhận được chiếc quần giãn vải của mình đã về khít như lúc ban đầu.

Lưu ý: Khi sấy, chú ý sấy đều cả mặt trong và mặt ngoài, sấy đến khi khô quần thì mặc thử lại để cảm nhận.

4. Khâu một đoạn nhỏ vào cạp sau quần jean

Trong trường hợp bạn đã thử hết các cách làm quần jean co lại nhưng kết quả vẫn chưa được như ý, thì hãy áp dụng phương pháp này. Với những bạn khéo tay và thích thêu thùa, chỉ cần một đoạn chun và kim chỉ là có thể giải quyết vấn đề.

Với hai đoạn chun khoảng 10cm, lấy kim chỉ luồn đoạn chun vào trong cạp sau lưng và cố định lại. Tiếp theo, kéo hai đầu vải phía đường may của chun lại gần với nhau. Sau đó, mới tiến hành may chun để cố định cạp quần nhỏ lại, vừa với bụng hơn. Mẹo nhỏ này sẽ giúp bạn “giải cứu” chiếc quần của mình chỉ trong tíc tắc mà không tốn quá nhiều công sức, thời gian chuẩn bị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button