Da thuộc

Cách phân biệt các loại da thuộc được sử dụng nhiều nhất hiện nay

Hiện nay có rất nhiều cách phân biệt các loại da động vật được con người sử dụng như: Da cừu, da cừu non, da ngựa, da bò, da dê, da trâu, da lợn, da cá sấu hay da đà điểu, … mỗi loại có một đặc điểm khác nhau. Nhiều người khi sử dụng đồ da luôn tự hỏi: “Đây là da gì hoặc phân biệt da như thế nào?”. Với bài viết sau đây của Ngọc Quang sẽ giải đáp được những đặc điểm cũng như ứng dụng của các loại da thuộc này trong trong ngành công nghiệp da. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Cách phân biệt các loại da thuộc được sử dụng nhiều nhất

Da thuộc bao gồm rất nhiều loại da như: Da bò, da dê, da trâu, da cừu, da lợn, da ngựa, da cá sấu hay da đà điểu. Mỗi loại da có một đặc điểm, giá trị kinh tế và công dụng khách nhau, tuy nhiên, có một điểm chung giữa các loại da này đó là rất bền và được dùng để sản xuất nhiều loại túi, ví, giày, dép, quần áo…

Da thuộc vốn là da thật, có đặc tính mềm, dẻo dai, bền bỉ theo thời gian. Da thuộc có tuổi thọ rất cao, cao hơn nhiều so với vật liệu giả da khác. Ngoài ra, da thuộc có thể “thở” được, vì vậy, khi sờ nó vào mùa đông, bạn sẽ thấy ấm áo, còn khi sờ nó vào mùa hè, bạn sẽ thấy mát mẻ.

cách phân biệt các loại da
cách phân biệt các loại da

1. Da bò 

Trâu và bò là hai loại gia súc lớn có ngoại hình và kích cỡ da tương đối giống nhau, sau khi thuộc da nếu không phải là người trong nghề thì rất khó để có thể phân biệt được đâu là da bò và đâu là da trâu. Thường thì, da trâu thô và cứng hơn da bò, nên da bò thường được dùng để chế tác ra nhiều loại sản phẩm hơn da trâu, đồng thời da bò cũng đắt hơn da trâu.

2. Cach phan biet cac loai da trâu

Da bò thật chỉ mịn khi đó là da bò sáp nhưng khi quan sát kỹ trên bề mặt da vẫn thấy có lỗ chân lông, da bò có lỗ chân lông to hơn và nhìn khá rõ là da bò hạt, những lỗ chân lông này gần to như da trâu, nhưng vẫn nhỏ hơn lỗ chân lông da trâu một ít.

Thực ra, nếu tinh ý một chút, bạn sẽ phân biệt được da trâu và da bò. Để phân biệt 2 loại da này chúng ta có thể căn cứ vào kích thước lỗ chân lông trên da. Da trâu thường có lỗ chân lông to, vị trí các lỗ chân lông phân bố tương đối không đồng đều. Trong khi đó, da bò là loại da có lỗ chân lông nhỏ hơn và được phân bố đều, không sít lại với nhau như da trâu.

Da bò thật sẽ mịn khi đó là da bò sáp nhưng nhìn kỹ vẫn có lỗ chân lông, da bò có lỗ chân lông to hơn nhìn rất rõ là da bò hạt, gần to như da trâu, song vẫn bé hơn lỗ chân lông da trâu một ít.

cách phân biệt các loại da
cách phân biệt các loại da

3. Da bò sáp

Để phân biệt 2 loại da này người ta thường căn cứ vào việc quan sát kích thước lỗ chân lông trên bề mặt da. Da bò trưởng thành có độ dày từ 1.2 – 1.4 mm, da bò có độ dày lớn nhất so với da cừu và da cừu non, cùng với đó da bò có tính chất cứng và có tính co giãn rất ít (nếu nói là không có).

Đặc điểm nhận diện da bò là cứng, Ít mùi so với da cừu, Ít thấm nước, Không co giãn, ít nhăn

Ứng dụng: Da bò ít được sử dụng trong ngành thời trang áo mà được sử dụng nhiều cho gia công túi sách, giầy, dép, nội thất gia đình, ô-tô.

Da bò thường được dùng để làm giày, dây lưng, ví, cặp, túi xách da cao cấp…, Còn da trâu thường được dùng để sản xuất giày dép da, vali hay túi. Các sản phẩm đều được làm từ da trâu/da bò nhưng lại có nhiều giá khác nhau là do quá trình thuộc và vị trí của da trên con da, các sản phẩm đắt thường được lấy ở phần lưng của con bò và là da lớp 1.

Bạn nên nhớ một điều nữa đó là, cùng là các sản phẩm thuộc da bò hay da trâu nhưng giá cả lại khác nhau do vùng da dùng để sản xuất khác nhau. Các sản phẩm đắt thường ở lưng sườn, giá rẻ ở các chỗ da mỏng. Hai loại này thường được dùng làm giày, dép dép.

4. Cach phan biet cac loai da – da dê (Sơn dương)

Đặc điểm: Bề mặt da dê thường rất mềm mịn, chặt da, có độ bền cao. Để phân biệt được đâu là da dê thật bạn nên quan sát bề mặt da dê nếu thấy những đường vân hình vòng cung và trên đó thường sẽ có 2 – 4 lỗ chân lông to, xung quanh là những lỗ chân lông rất nhỏ thì đó là da thật. Mặt da trông mịn, thớ chặt, sờ vào thấy dẻo.

Ứng dụng: Người ta thường dùng da dê hay da sơn dương dể làm bao tay, túi xách, đồ mặc đi săn, hoặc thích hợp nhất để làm áo da.

5. Da cừu

Đặc điểm: Da cừu có loại da có khá nhiều lỗ chân lông nhỏ li ti hình bầu dục, mỏng và mềm, tạo thành một dải dài phân bố đều trên khắp bề mặt da. Da cừu thường kém bền hơn da bò/da trâu, da cừu non sẽ không tốt bằng da cừu trưởng thành, da cừu thường được dùng làm ví nam cao cấp và các sản phẩm da có kích thước nhỏ rất đẹp.

Da cừu non: được làm từ cừu chưa trưởng thành, có độ dày từ 0.7 – 0.9 mm, da cừu trưởng thành thường có độ dày từ 0.9 – 1.1 mm có tính mềm – co giãn và có mùi thơm tự nhiên.

Da cừu non mỏng hơn so với cừu trưởng thành bởi cừu chưa lớn có da mềm mà mỏng hơn thế nên da cừu non thường có giá thành đắt hơn so với cừu trưởng thành vì lý do da từ cừu non được ít hơn và công nghệ thuộc da đắt hơn so với da của cừu trưởng thành.

Da cừu non mềm – mỏng và có tính co giãn cao hơn so với cừu trưởng thành

Ứng dụng: Da cừu có tính hấp hơi cao, được sử dụng nhiều trong áo da thời trang bởi hấp và nhả nhiệt tốt không gây nóng – nhăn. Đặc điểm nhận diện da cừu nhất là màu đen khi đưa ra ánh sáng mặt trời, trên bề mặt da cừu ánh màu hơi tím – đỏ và khi nhỏ nước thấm ít, để lại vệt thấm nước bởi tình thẩm thấu và hấp hơi của da.

cách phân biệt các loại da
cách phân biệt các loại da

6. Da cá sấu

Da cá sấu không giống như da bò hay da cừu, vì nó chỉ có một vân da đặc trưng, da cá sấu có hoa văn đa dạng và đặc biệt không có hoa văn nào lặp lại bởi mỗi con cá sấu sẽ có một nét đặc trưng riêng, không con cá sấu nào giống con nào. Da cá sấu thường được dùng là ví da và thắt lưng.

7. Da lợn

Đặc điểm: Lợn là loài vật được chăn nuôi nhiều để lấy thịt, nên da cũng có giá thành rẻ hơn. Da lợn rất dễ phân biệt bởi lỗ chân lông hiện ra trên bề mặt tròn thô và có ba chân lông chụm lại với nhau, nếu quan sát kỹ bạn sẽ thấy khá nhiều hình tam giác, phẳng rắn và hơi cứng

Ứng dụng: Cảm giác khi sờ tay vào đó là cứng, phẳng, rắn, da lợn thường được dùng làm vali, giày dép, túi hay lóc ngăn trong chiếc ví da.

8. Da ngựa

Đặc điểm: Da ngựa có lỗ chân lông hình bầu dục, không rõ ràng, to hơn lỗ chân lông của da bò, sắp xếp có quy tắc, trên mặt xốp mềm, tối màu.

Ứng dụng: Làm vali, túi.

Qua bài viết cơ bản này, hy vọng Bạn có một cách nhìn chuyên sâu hơn về các loại da thuộc đã và đang được ứng dụng trong ngành công nghiệp da. Và các loại da thuộc này sẽ quyết định nên chất lượng, giá thành của sản phẩm da cao cấp như túi, ví, giày, dép, quần áo, thắt lưng, ví da,…vốn là da thật, có đặc tính mềm, dẻo dai, bền bỉ, tuổi thọ cao.

 

Bật mí 3 tips cách phân biệt các loại da thật hay giả siêu đơn giản

Chỉ cần là da được làm từ các lớp da khác nhau đã có giá thành rất khác nhau chứ chưa cần phải đến việc sử dụng công nghệ thuộc da nào, hóa chất thuộc da là loại cao cấp hay loại rẻ tiền…, vậy làm thế nào để phân biệt được các loại da thật bằng cảm quan?

1. Quan sát trên lớp cắt miếng da

Nếu thấy phía trên bề mặt có phần kết cấu dày đặc như cật tre xong xốp dần xuống dưới thì đây chính là da lớp ngoài cùng.

Nếu thấy độ phân bố da lớp cật kết cấu dày đặc mà ngay từ mặt ngoài đã xốp, cấu trúc da phân bố khá đều thì đây là da lớp trong

Nếu trên bề mặt có thêm 1 lớp khác biệt , dùng vật nhọn cào có thể tách rời được thì đây là loại da lớp 2 cán phủ PU (loại da này có thể bị “nổ” sau một thời gian sử dụng)

2. Quan sát trên bề mặt và ngửi mùi

Nếu thấy trên bề mặt da các vân phân bố không đều, có thể thấy một vài vết sẹo lành nhỏ do bị gai cào xước, bị mòng mòng chích, nốt đồi mồi…, ngửi thấy mùi ngai ngái của da hoặc còn có khả năng thẩm thấu nước, kem dưỡng thì đây chắc chắn là da lớp đầu tiên và là loại da tốt nhất (vì chỉ những loại da kết cấu tốt nhất, ít sẹo nhất, đẹp nhất mới để bề mặt tự nhiên).

Nếu thấy trên bề mặt da các vân phân bố đều hoặc vùng vân phân bố lặp lại, không có nốt sẹo, không ngửi thấy mùi ngai ngái của da, thì có thể là giả da hoặc da lớp 2 hoặc da lớp ngoài cùng đã được chỉnh sửa.

cách phân biệt các loại da
cách phân biệt các loại da

3. Đốt cháy

Nếu đốt miếng da với nhiệt độ cao, nếu là da thật khi cháy sẽ cháy đều và hoàn toàn có mùi khét như mùi tóc cháy, khi cháy xong sẽ là tro tàn. Nếu là da phủ PU, Simili hoặc da giả khi cháy sẽ có 1 phần hoặc toàn phần bị sun lại như đốt túi nilon và có lẫn khét như đốt nilon, khi cháy hết sẽ để lại 1 vón cục của chất vô cơ…

Không phải sản phầm nào trên thị trường cũng có miếng da thử đi kèm để bạn kiểm tra, và chưa chắc miếng da thử kèm theo đã cùng loại da sử dụng cho sản phẩm, đặc biệt với công nghệ làm giả da hiện nay thì người ta có thể làm giả được cả những vết nhăn,vết sẹo, lỗ chân lông… do đó đôi khi người nhập hàng trôi nổi về bán hay khách hàng cũng khó mà phân biệt đc, do đó cần phải kết hợp nhiều cách để kiểm tra để có kết quả chính xác hơn

Từ khóa:

  • cách phân biệt các loại da thuộc
  • cách phân biệt các loại da thật
  • cách phân biệt các loại da bò

Nội dung liên quan:

Tuyệt chiêu chọn túi đeo chéo cho nam hợp với từng phong cách

Phối đồ với dây nịt cho nam như thế nào là phù hợp?

Bộ dụng cụ may đồ da dành cho những người mới bắt đầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button