Giày Nam

Các Loại Giày Nam Cơ Bản Mà Cánh Mày Râu Nào Cũng Nên Biết

Giày da nam là một trong những kiểu giày quan trọng góp phần tạo nên phong thái lịch lãm của người đàn ông. Trong đó, có rất nhiều người sở hữu cho mình hàng loạt những đôi giày tây xa xỉ hay những mẫu giày có nguồn gốc lâu đời thậm chí còn không được biết đến tên gọi thực sự của chúng. Có những tên gọi mang tính phổ biến như giày tây, giày lười, giày mọi. Sau đây Ngọc Quang sẽ giúp các bạn bổ sung thêm một số kiến thức về các loại giày nam để bạn có thể dễ dàng lựa chọn được đôi giày ưng ý nhất.

các loại giày nam
các loại giày nam

Các loại giày nam được nhiều người sử dụng nhất

Giày Oxford

Những đôi giày nam Oxford đẹp lần đầu tiên được xuất hiện ở Scotland và Ireland, bắt nguồn từ sự “nổi loạn” của các sinh viên đại học Oxford ở Anh vào năm 1825. Đó là khi loại giày lai ủng đã trở nên lỗi thời và những sinh viên đã tìm đến những kiểu dáng khác để thay thế và giày Oxford ra đời từ đó.

Nét đặc trưng của giày Oxford đó chính là phần bảng được khâu khít lại ở phía dưới phần thân trước của giày, hay còn được gọi là phần dây kín (closed laces). Thiết kế này có tác dụng giúp cho giày ôm chặt chân khi đi. Là một trong những kiểu giày phổ biến, đơn giản bạn có thể kết hợp Oxford với nhiều loại trang phục.

các loại giày nam
các loại giày nam

Wholecut Oxford là một phiên bản mới hơn của những đôi Oxford cổ điển chúng có cấu tạo đơn thuần là một mảnh da chứ không còn là nhiều mảnh được khâu lẫn vào nhau. Wholecut Oxford chỉ có duy nhất một đường may và được khâu nối liền với mảnh da ở phần gót giày, trong khi vẫn giữ được kiểu dáng của một đôi Oxford cổ điển và điểm nhấn của chúng chính là phần dây kín. Chính những đường may rải rác giúp đôi giày có vẻ ngoài trơn láng, tinh tế, độc đáo và không hề đơn điệu.

Giày Derby

Nguồn gốc ra đời của giày Derby có một vài giả thuyết, trong đó được công nhận nhiều nhất là giai đoạn thoái trào của những đôi boot quân đội ở Châu Âu vào cuối thế kỷ 18 – đầu thể kỷ 19. Những đôi giày Blucher được xem là tiền đề cho giày Derby, do Thủ tướng vương quốc Anh – Edward Smith Stanley, danh hiệu Earl of Derby thứ 14 sáng tạo ra.

Từ những năm 1850, Derby dần được sử dụng như một loại giày thể thao và săn bắn. Đến đầu thế kỷ XX, chúng trở thành mẫu giày được thông dụng và được sử dụng phổ biến bởi hầu hết nam giới ở nước Anh thời bấy giờ.

Đặc trưng của giày Derby là được thiết kế từ 2 – 4 mảnh da khâu lại với nhau, có cấu tạo 1 mảnh bao bọc từ gót giày, tiếp xúc nhau tại bên dưới mắt cá chân và tạo thành 2 vạt mui giày đóng mở linh hoạt. Cách gọi tên của Derby được phân loại theo cách thiết kế như: Cap-toe Derby, Plain Derby, Wingtips Derby, Moc-toe Derby. Ngoài ra, chúng còn khá phổ biến khi phối hợp với cấu tạo và những hoạ tiết đục lỗ của giày Brogue hay được thiết kế dưới dạng giày boot, đang rất được ưa chuộng tại các quốc gia Châu Âu.

Giày Monk Strap

Monk Strap là kiểu giày có nguồn gốc từ những thầy tu Châu Âu trên dãy Alps, trong việc nỗ lực tìm kiếm kiểu dáng thay thế cho những đôi sandal cổ điển. Giày Monks Strap không dùng dây buộc, mà thay vào đó chúng có một lớp da vắt ngang phần gần mũi giày và có khóa. Ngày nay, Monstrap còn được coi là mẫu giày có thể thay thế cho giày nam có dây trong những dịp trọng đại.

Giày Monk Strap được chia thành 2 loại là giày 1 khóa và giày có 2 khóa bên hông. Kiểu giày với 1 khóa nằm bên hông được xem như 1 trong những mẫu giày không thể thiếu trong tủ đồ của các quý ông, trong khi kiểu 2 khóa lại gợi nên cảm hứng quân đội.

Giày Loafer

Không như những loại giày khác, Loafer có rất nhiều câu truyện về nguồn gốc khác nhau, một trong đó chính là sự so sánh chúng với loại giày mọi (moccasin) của người da đỏ, tuy nhiên có 2 lý thuyết về xuất xứ của giày lười được quan tâm và biết đến rộng rãi đó chính là:

– Loafer được phát triển bởi một người đàn ông người Na Uy có truyền thống sản xuất giày dép có sự pha trộn giữa Mỹ và Nauy

– Loafer có nguồn gốc sử dụng như là một loại giày đi trong nhà được sản xuất dành riêng cho vua George đệ XI của vương quốc Anh

Đặc trưng chính của giày lười nam là có những phần trên mui giày hay những chi tiết trang trí như quai bằng da trơn, quai cách điệu với khe hở giữa, hay những loại quai có hình dạng giống hàm ngựa được làm bằng kim loại hay những chùm tua trang trí. Một đặc điểm nổi bật nữa của Loafer là những đường may nổi tinh tế trải dài khắp phần mui giày.

các loại giày nam
các loại giày nam

Các loại giày nam – Boot

Boot có thiết kế tương tự những đôi giày Oxford cổ và có phần thân dài. Những đôi Boot dây thường có họa tiết đục lỗ như chiếc cánh ở phần mũi giày và những đường chỉ may chạy dài lên tới phần cổ giày. Cũng chính bởi thiết kế đơn giản nhưng vô cùng sang trọng mà Boot đã trở thành sự lựa chọn tâm điểm giữa những đôi giày da và có thể sử dụng được vào những dịp quan trọng.

Giày Chelsea Boot

Chelsea boots là loại bốt ngắn cổ đến mắt cá. Loại boot này được thiết kế vào thời đại Victoria, ban đầu được dung khi cưỡi ngựa. Đặc điểm nhận biết của loại boot này chính là phần thun ở hai bên hông, chạy từ phần cổ chân trở xuống, giúp bạn đeo vào hay tháo ra một cách dễ dàng hơn mà không cần phải kéo khóa.

Chelsea boots đặc biệt phổ biến vào những năm 60, bởi chúng là kiểu giày ưa thích của nhóm nhạc The Stones và The Beatles. Thậm chí, chúng còn là phụ kiện không thể thiếu đối với các nhân vật trong bộ phim Star Wars.

Chelsea boots có sức quyến rũ vô hạn với thời gian và là dấu ấn đặc biệt nếu bạn muốn sở hữu vẻ đẹp nam tính cổ điển và sang trọng. Không những thế, bạn có thể kết hợp hầu hết mọi phong cách với kiểu giày này.

Với một số kiến thức cơ bản trên đây, chắc chắn các quý ông đã tự tin hơn trong việc phân biệt các loại giày da thuộc và chọn được cho mình sản phẩm hợp với cá tính và phong cách rồi.

Cách bảo quản giày thể thao đơn giản và đúng cách nhất

Bảo quản giày thể thao trong hộp đựng giày

Sử dụng hộp đựng giày thể thao chuyên dụng sẽ là một trong những phương pháp hiệu quả giúp cho đôi giày của bạn tránh bám bụi, không chỉ vậy, nó còn giúp cho ngôi nhà của bạn trở nên gọn gàng hơn rất nhiều.

Ngoài ra, khi bảo quản trong hộp đựng giày, bạn cũng nên dùng thêm giấy thơm và giấy/gói hút ẩm để tránh khí ẩm gây nên mùi ẩm mốc cho giày nhé!

Bảo quản giày nơi khô thoáng

Nếu không sử dụng hộp đựng giày chuyên dụng, bạn nên lưu ý bảo quản giày ở trên kệ tại những vị trí thoáng mát, tránh ẩm mốc. Điều này giúp cho đôi giày shop giày thể thao nam đẹp ở Hà Nội của bạn luôn mới và sạch sẽ, đồng thời còn hạn chế xuất hiện mùi hôi và bị mốc.

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ

Để giữ cho đôi giày của bạn luôn sạch và mới, bạn có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ trong quá trình vệ sinh:

  • Bọt làm sạch: Sản phẩm này giúp đánh bay các vết bẩn hiệu quả trên da, vải và cao su mà không làm ảnh hưởng đến các loại chất liệu này. Khi dùng bọt làm sạch, bạn lưu ý không nên ngâm giày trong nước quá lâu để tránh làm hỏng giày.
  • Xịt khử mùi: Đây là sản phẩm cực kỳ hữu dụng giúp giảm mùi hôi hiệu quả, tạo cảm giác thoáng mát và giữ hương thơm trong giày lên đến vài giờ. Xịt khử mùi là sản phẩm phù hợp cho những ngày vận động nhiều, giúp bạn tự tin hơn mà không phải lo ngại về mùi khó chịu khi đổ mồ hôi chân.
  • Xịt nano: Loại sản phẩm này sẽ giúp tạo cho đôi giày của bạn một lớp phủ bảo vệ trong suốt, giúp cho giày không bị bám nước hiệu quả và rất thích hợp sử dụng trong những ngày mưa gió.

các loại giày nam
các loại giày nam

Sử dụng giấy báo để giữ form giày

Bạn nên sử dụng giấy báo cũ để vào trong giày, đặc biệt là những đôi giày lâu ngày không sử dụng để giữ cho form giày không bị biến dạng. Giấy báo không chỉ giúp định hình form giày mà còn giúp hút mùi hôi bên trong giày rất hiệu quả.

Lưu ý: Bạn nên sử dụng giấy báo mềm ít chữ để tăng khả năng hút khí ẩm và không làm lem mực lên giày.

Không giặt giày thường xuyên và phơi giày dưới ánh nắng

Bạn không nên giặt giày quá thường xuyên nếu cảm thấy không thực sự cần thiết. Bởi việc giặt giày thường xuyên sẽ rất dễ khiến chất liệu cho giày bị ảnh hưởng. Nếu giày không quá bẩn, bạn chỉ cần giặt và phơi miếng lót giày rồi đặt giấy báo mềm bên trong giày là đã hút được mùi khó chịu hiệu quả rồi!

Từ khóa:

  • Các loại giày nam phổ biến
  • Các loại giày sneaker nam
  • Các kiểu giày
  • Tên các loại giày nam the thao
  • Các mẫu giày nam
  • Tên gọi các loại giày thể thao năm
  • Các loại giày năm học sinh
  • Giày Slipper nam

Nội dung liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button