Da thuộc

Leather là gì? Định nghĩa về các loại leather cùng cách phân biệt

Leather có nghĩa là loại da được làm từ các bộ phận khác nhau trên động vật. Tuy nhiên nếu chỉ sử dụng từ leather, sẽ rất khó để bạn phân biệt các loại da trên thị trường hiện nay. Để giúp bạn dễ dàng phân biệt và chọn lựa loại da thích hợp, bài viết dưới đây Ngọc Quang sẽ định nghĩa chi tiết hơn về leather là gì và các loại da khác.

Cùng Ngọc Quang tìm hiểu khái niệm Leather

Chắc hẳn những ai là tín đồ của shopping đều đã nghe qua về thuật ngữ leather và cũng từng thắc mắc rằng leather là gì. Leather hiểu một cách nhanh nhất đó chính là chất liệu da và các vật dụng làm ra từ da động vật. Có rất nhiều loại leather và mỗi loại lại có một đặc điểm riêng.

Nếu bạn từng tò mò về thuộc da tiếng anh là gì, thì chúng mình cũng sẽ giải đáp tại đây, đó cũng được gọi là leather. Nhiều bằng chứng khảo cổ học cho thấy nguồn gốc của và quá trình thuộc da có có thể có từ khoảng 10.500 năm trước! Một điều thú vị về da thuộc là không phải tất cả các phần da trên cơ thể động vật đều được làm thành thuộc da.

Lether là da động vật đã thuộc, được xử lý bằng phản ứng của tannin hoặc các quá trình khác để làm cho nó mềm và dẻo; được ứng dụng rộng rãi từ thời xa xưa làm giày, dây lưng, găng tay, áo choàng, và các loại khác. Da sống từ gia súc được sử dụng làm nguyên liệu rộng rãi nhất; những loại khác gồm có cừu, lợn, cá mập, và các loài bò sát.

leather
leather

Mách bạn phân biệt các loại leather chính xác nhất

1. Real Leather

Leather là gì? Real Leather có nghĩa là da thật 100%. Bạn còn có thể biết đến ở Việt Nam với cụm từ “da thuộc”, những sản phẩm, vật dụng hoặc phụ kiện được làm từ da thuộc này thường được người ta ghi kèm là real leather, genuine leather, cowhide là da bò, 100% leathe

Chúng ta có thể kể ra một số loại da động vật 100% để làm các vật dụng như ví được làm từ da lợn, da trâu, da bò thì làm thắt lưng, áo khoác, dăng tay thường là da cừu.

Không chỉ vậy chúng ta có thể kể đến một số loại khác như da bò non, da ngựa, da dê, da cá sấu, da đà điểu… dùng để làm các sản phẩm cao cấp. Sự tuyệt vời của da thật nằm ở chỗ chúng rất bền, mềm, mịn và không bao giờ lo về bong, tróc.

 leather
 leather

2. Patent leather

Đừng nhầm lẫn patent leather ko phải là da giả. Chỉ khác với Real leather ở chỗ tuy cũng là da thật đã qua xử lý nhưng loại chất liệu này lại được phủ một lớp như nhựa hoặc dầu hạt lanh lên.

3. Genuine leather

Leather là gì? Genuine Leather tuy không phải là da thật 100% nhưng chất liệu này cũng bao gồm da thật nên vẫn được xếp vào hàng ngũ của những loại da thật chứ không bị liệt vào dòng giả da faux leather.

4. Synthetic leather

Leather là gì?  Synthetic leather gọi là da nhân tạo hay đích thị là một loại da tổng hợp cao cấp do con người tạo ra giống y chang như da. Loại da này có thuộc tính mềm, được nhuộm và xử lý khiến cho chúng ta có cảm nhận và cái nhìn giống da thật.

Dòng da này sinh ra nhằm mục đích thay thế cho da thật, tiết kiệm, đỡ tốn kém và bảo vệ môi trường vì da thật làm hoàn toàn từ da động vật. Loại da này tuy là da nhân tạo những không thể bị bong tróc.

5. Artificial leather

Leather là gì? Artificial leather cũng là một loại da nhân tạo được nhuộm nhiều màu sắc khác nhau. Loại da này có độ bền tốt và có khả năng chống nhòe màu, bay màu.

Loại này sinh ra cũng với mục đích thay thế da thật cố gắng mang những đặc tính của da thật và theo như mong muốn của các nhà sản xuất. Nhiều hãng sản xuất còn đề cao Artificial leather hơn so với da thật vì sự đa dạng và tiện dụng mà nó mang lại.

6. Faux leather

Leather là gì? Faux leather hay còn được biết đến với cái tên là Simili chính là chất liệu giả da. Từ này dùng để nói về những chất liệu 100% không có chứa da ở trong cấu trúc

7. Bonded leather

Leather là gì? Bonded leather là dả gia, da ép, da tái tổ hợp reconstituted leather, da hỗn hợp blended leather.

Thuật ngữ này được dùng để nói về những vật liệu bọc nhân tạo được làm với cấu trúc 3 lớp lần lượt là lớp nền bên dưới là vải sợi fiber (hoặc là bột giấy paper).Lớp ở giữa làm từ bột da, da vụn shredded leather. Còn lớp trên cùng thì là từ polyurethane thì dùng công nghệ dập nổi cho giống với vân da thật leather-like texture.

8. Saffiano leather

Leather là gì? Đây là một loại da chất lượng cực cao được chọn lọc từ các loại da bê cao cấp và sử dụng phương pháp “Saffiano” hiểu nôm na là xử lý bề mặt da bằng họa tiết dập vân lên một lớp sáp tráng trên bề mặt da.

Da Saffiano được ra đời tại một nhà máy thuộc da nổi tiếng tại đất nước Ý và là một bước đánh dấu quan trọng với bằng sáng chế của Prada.

Loại da này không chỉ đáp ứng về mặt thẩm mỹ với sự tinh tế về đường vân bên ngoài mà ngoài ra lớp sáp còn là một lớp bảo vệ hiệu quả với các khả năng chống thấm, trống trầy, chống nước và lại dễ dàng vệ sinh cũng như là bảo quản.

 leather
 leather

9. Suede leather

Suede leather chính là loại da lộn mà chúng ta vẫn thường gọi. Da lộn tức có nghĩa là da động vật thay vì dùng bề mặt ngoài như thông thường thì chúng ta lại lấy mặt trái của miếng da để phô ra.

Đây là loại da khá là phổ biến và được dùng lâu dài và hiếm khi lỗi mốt vì nhìn bụi và dễ gần. Duy chỉ có một nhược điểm duy nhất là chúng dễ thấm nước, dễ bám bẩn và khó vệ sinh khi bị bẩn về đất bụi

10. Full grain

Để dễ hiểu nhất thì thuật ngữ Full grain leather có nghĩa là lấy về mặt da thô đưa ra ngoài còn mặt mịn lật vào trong. Nếu không tinh thì có thể nhầm với da lộn nhưng chúng hoàn toàn khác nhau.

Loại này thường được sử dụng để làm giày boots để di chuyển trên vùng núi tuyết và được lính thủy đánh bộ sử dụng rất nhiều. Loại da này có chất lượng rất tốt, độ dày và độ bền cao, dai và chịu ma sát tốt.

11. Pebble grain leather

Leather là gì? – Sinh ra tại Scotland Pebble grain leather còn có cái tên khác là da scotch grain Da pebble grain.

Thời cổ đại người Scotland đã tạo ra loại da này với quá trình tạo kiểu mẫu giữa da với lúa mạch từ những thùng whiskey lâu năm. Việc này khiến cho da bị rút lại và tạo nên những nốt sần rất đặc biệt.

Loại da này có khả năng chịu đựng thời tiết rất tốt, hơn hẳn các loại da khác.

12. Simili

Simili là từ dùng chung cho các loại da giả hiện nay ngoài ra người ta còn sử dụng các tên khác như faux leather, pleather… Simili được làm ra từ một tấm vải lót thông thường nó được dệt kim thành bằng những sợi polyester và sau đó người ta sẽ nhuộm lên từ 1 đến 2 lớp PVC nữa để tạo sự gắn kết giữa vải lót với nhựa.

Sau quá trình gắn kết này người ta sẽ tiếp đến công đoạn định hình và tạo vân cho sản phẩm và cuối cùng mới đén quá trình xử lý bề mặt, lên màu để cho ra các sản phẩm láng và đẹp như bạn thấy.

Loại này khá là dễ nhận ra vì nó có mùi và độ bóng hơi quá so với da thật. Ngoài ra Simili có tính chất cứng, khó lau chùi nên chủ yếu chỉ để làm ra các sản phẩm giá rẻ. Chỉ duy có Dapu thì cao cấp hơn nên khó phát hiện hơn một chút.

leather
leather

13. PU

Leather là gì? – Được biết đến với cái tên là nhựa tổng hợp, tính chất của PU là mềm và dẻo đây chính là một loại simili được phủ lên một lớp nhựa Polyurethane (PU).

Đó chính là lý do PU mềm như da thật, dễ vệ sinh và độ bền thì ăn đứt các loại simili thông thường. Người ta dùng PU để sản xuất rất nhiều loại vật dụng khác nhau như ví, túi xách, giày, dép rất đa dạng.

Full Grain Leather – Loại da được ưa chuộng nhất

Full grain leather là top grain leather nhưng chưa được chà nhám và đánh bóng bề mặt hạt để loại bỏ những vết trầy xước, sẹo tự nhiên, vết muỗi chích, vết đánh nhau… của con vật.

Cho nên full grain leather giữ được những gì tự nhiên nhất của da (đây cũng là điểm đặc biệt không thể nhầm lẫn với loại da khác) với đầy đủ các hạt (grain) trên bề mặt. Do đó full grain leather được gọi là loại da tốt nhất. Và tỉ lệ tìm được mảnh da full grain đẹp (ít sẹo, trầy…) là 10-15%.

1. Độ bền

Full grain leather có độ bền cao hơn, vì nó đã không bị làm mỏng như các loại da khác.

Với việc duy trì những thớ da dầy và khỏe của phần top grain, cùng với độ mềm mại và co giãn của phần “split-layer”, loại da này có thể chịu được nhiều áp lực và độ nén hơn.

2. Độ thoáng khí

Full grain leather có độ thoáng khí cao hơn các loại da khác vì nó vẫn giữ nguyên lớp da của động vật, giống như trước khi thu hoạch.

Nếu như da bị mài, làm bóng, hoặc xử lý qua hóa học, nó sẽ trở nên mỏng hơn, và độ xốp, đàn hồi tự nhiên của da sẽ không còn. Đó là lý do vì sao các loại da chất lượng thấp thường có cảm giác như nhựa hoặc gỗ.

Với full-grain leather, lỗ chân lông của da được giữ nguyên, sẽ giúp cho loại da này có độ thoáng khí cao.

 leather
leather

Cùng Ngọc Quang tìm hiểu các ưu và nhược điểm của da PU

Ngày nay da PU được sử dụng ngày càng nhiều bởi chúng rất đa dạng, màu sắc bắt mắt. Hơn nữa lại rất dễ dàng vệ sinh cùng với giá thành tương đối rẻ. Do đó, hãy cùng Ngọc Quang tìm hiểu ưu nhược điểm của loại da này nhé!

1. Ưu điểm

  • Da PU tương tự như da thật nên chúng có độ bền khá cao, dễ dàng bảo dưỡng
  • Da PU rất dẻo và khi kéo chúng bạn sẽ có cảm giác chúng hơi giãn ra. Chính vì ưu điểm này mà da PU rất được ưa chuộng để sản xuất các sản phẩm có yêu cầu cao về độ đàn hồi như: Bọc đệm, bọc ghế…
  • Da PU không thấm nước, có thể được làm sạch khô, mềm mại, dẻo dai hơn da thật và rất dễ vệ sinh lau chùi.
  • Giá thành rẻ có khi chỉ bằng một nửa da thật.
 leather
 leather

2. Nhược điểm

  • Da PU có độ bền không bằng da thật.
  • Da PU kỵ nhiệt độ cao nên bạn hạn chế để chúng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mạnh hay những nơi có nhiệt độ cao.
  • Da PU sẽ gây cảm giác bí bách khó chịu bởi chúng không thấm nước.
  • Để sản xuất da PU thường ảnh hưởng tới môi trường bởi các loại hóa chất.
  • Da PU rất dễ cháy, khi cháy chúng sinh ra carbon monoxide rất độc hại.
  • Da PU khó phân hủy.
  • Da PU lâu ngày sử dụng dễ gặp hiện tượng nổ.

CÔNG TY TNHH TM DV NGỌC QUANG

+ Tel: 098.300.9285

+ Add: 2N Cư xá phú lâm D, Phường 10, Quận 6, Thành Phố Hồ Chí Minh

+ Email: quang.nguyen@thatlungnam.com.vn

+ Website: https://vietnamleather.com

Từ khóa:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button